Hỏi đáp sức khỏe

Ruột thừa nằm bên trái hay bên phải? Cách xác định điểm Viêm Ruột Thừa

>>> Tham khảo bí quyết quan hệ lâu ra tới 60 phút rất đơn giản TẠI ĐÂY❤️

Theo cấu tạo sinh học, mỗi bộ phận trên cơ thể đều có một vị trí nhất định, ruột thừa cũng vậy. Nhưng đa phần chúng ta đều không nắm rõ được vị trí chính xác của từng bộ phận. Cũng vì vậy mà mọi người thường không nắm rõ được các vấn đề mà cơ thể đang gặp phải. Vậy ruột thừa nằm bên trái hay bên phải? Câu trả lời sẽ có ngay trong bài viết sau.

Ruột thừa nằm bên trái hay bên phải?

Trước khi biết được chính xác vị trí của ruột thừa, bạn cũng cần biết ruột thừa là gì? Ruột thừa là một phần của ống tiêu hóa. Kích thước của nó chỉ bằng một ngón tay dài khoảng 3 – 13cm, đường kính khoảng 1cm.

Vị trí của ruột thừa nằm ở góc phần tư ở phía dưới thuộc bên phải bụng. Vị trí của cơ quan này nằm rất gần với phần xương hông bên phải. Phần đáy của ruột sẽ nằm ở dưới van hồi – manh trành, vị trí ngăn cách giữa ruột non và ruột già. Còn phần đỉnh của ruột có thể nằm ở nhiều vị trsi khác nhau. Một số vị trí thường thấy như: trong khung xương chậu, ở bên ngoài của phúc mạc hay ở phía sau của manh tràng. Một số trường hợp sẽ có nếp gấp hình bán nguyệt của màng nhầy ở lổ mỡ của ruột thừa.

Phần cơ trơn sẽ đưa các chất nhầy vào bên trong manh trành. Nếu quá trình này xảy ra vấn đề, thì viêm nhiễm sẽ xuất hiện, người bệnh sẽ có cảm giác đau đớn, khó chịu.

Ruột thừa là một phần thuộc cơ quan tiêu hóa trong cơ thể
Ruột thừa là một phần thuộc cơ quan tiêu hóa trong cơ thể

Chức năng của ruột thừa

Cho đến thời điểm hiện tại, dù biết được vị trí ruột thừa nằm bên trái hay bên phải thì người ta vẫn chưa xác định được chính xác chức năng của cơ quan tiêu hóa này. Song theo nghiên cứu của các chuyên gia sức khỏe, ruột thừa có các chức năng sau:

Ổn định hệ vi sinh đường ruột

Ruột thừa chính là nơi sản sinh ra các vi khuẩn cơ lợi cho đường ruột. Khi bạn bị kiết kị, tiêu chảy hoặc các bệnh tiêu hóa, cơ quan này sẽ tạo ra vi khuẩn và giúp đường ruột phục hồi các vấn đề đang gặp phải.

Đây được xem là một ngôi nhà chung của lợi khuẩn, nơi lợi khuẩn sinh sống và phát triển để ổn định chức năng cho đường ruột.  Một nghiên cứu được thực hiện tại Bệnh viện Đại học Winthrop cho biết, ở những người ruột thừa đã bị cắt bỏ thường sẽ có tỷ lệ tái phát viêm đại tràng do vi khuẩn cao hơn gấp 4 lần người bình thường.

Hỗ trợ hệ miễn dịch và bạch huyết

Ruột thừa đóng một vai trò quan trọng trong hệ miễn dịch của cơ thể. Nó tham gia vào các phản ứng miễn dịch thông qua tế bào B và tế bào T.  Các chất thải bên trong hệ tiêu hóa sẽ được loại bỏ và các mầm bệnh sẽ được hạn chế phát triển.

Bên cạnh đó, các tế bào miễn dịch đang hoạt động bên trong cơ quan tiêu hóa này sẽ giúp duy trì sự khỏe mạnh của hệ tiêu hóa. Các nghiên cứu đã thấy được mối liên hệ giữa ruột thừa và nồng độ của mô bạch huyết ở manh tràng. Nhờ đó mà hệ thống miễn dịch được đảm bảo và tăng cường.

Các bệnh về ruột thừa thường gặp

Mặc dù chỉ là một cơ quan nhỏ trong hệ thống tiêu hóa, nhưng ruột thừa cũng dễ mắc phải các bệnh lý.  Dưới đây là một số bệnh về ruột thừa gặp phổ biến.

Viêm ruột thừa: Tình trạng viêm xuất hiện khi chức năng đưa chất tiết nhầy vào bên trong manh tràng của thành cơ bị tắc nghẽn. Chính việc ứ động chất tiết nhầy sẽ gây nên tình trạng phù nề, sưng tấy,… Khi bị viêm, người bệnh sẽ xuất hiện những cơn đau ở hạ sườn phải, cụ thể là ở giữa rốn và mép trước của xương hông phải. Với những người có cấu trúc ruột thừa bất thường, cơn đau có thể xuất hiện ở trên vùng bụng nên khó nhận biết.

U nhầy:  Có nhiều dạng u nhầy khác nhau như  u nang, polyp tăng sản hay u ác tính. Đặc trung của bệnh là sự giãn nở bên trong lòng ruột thừa, lớp lót niêm mạc bị thay đổi, chất nhầy tiết nhiều hơn và lan rộng ra ngoài. Đa phần các khối u sẽ được phát hiện một cách tình cờ hoặc trong khi phẫu thuật ở ổ bụng. Nhưng bệnh này cũng dễ nhầm lẫn với các bệnh khác như u nang buồng trứng, u nang mạc treo, áp xe,… Để điều trị bệnh hầu hết người bệnh phải cắt bỏ ruột thừa.

Carcinoid: Đây cũng là một loại u mà nhiều người đang mắc phải. Loại u này có kích thước nhỏ và thường tìm thấy ở đầu ruột thừa.  Rất nhiều trường hợp đã phát hiện ra bệnh khi cắt ruột thừa bị viêm. Người bệnh hoàn toàn có thể phẫu thuật để loại bỏ khối u. Tùy theo kích thước của khối u mà các bác sĩ sẽ chỉ được phương pháp phẫu thuật phù hợp.

Có nhiều bệnh lý liên quan đến ruột thừa trong đó thường gặp và nguy hiểm nhất là viêm ruột thừa
Có nhiều bệnh lý liên quan đến ruột thừa trong đó thường gặp và nguy hiểm nhất là viêm ruột thừa

Vì sao phải xác định ruột thừa ở bên trái hay bên phải

Việc xác định đúng vị trí của ruột thừa nằm bên nào vô cùng quan trọng trong những trường hợp chẩn đoán phân biệt và chẩn đoán xác định viêm ruột thừa. Đây là một bệnh cấp cứu ngoại khoa nếu được phát hiện và mổ sớm sẽ phòng ngừa được biến chứng nguy hiểm. Ngược lại để bệnh tiếp tục diễn biến âm thầm mà chúng ta không biết có thể gây ra nguy hiểm đến tính mạng. Ruột thừa bị viêm nặng, tích tụ mủ khi vỡ ra gây viêm phúc mạc và ổ bung là điều mà chúng ta sợ nhất.

Mục đích của xác định ruột thừa bên nào nhằm hai nguyên nhân chính sau đây:

  • Xác định vị trí đau bụng có phải là bên có ruột thừa hay không. Ví dụ nếu đau bụng bên phải thì chúng ta nghĩ nhiều đến đau vùng gan, đau do viêm ruột thừa,… Còn đau bên trái thì khả năng nghĩ đến đau do dạ dày, loại bỏ được viêm ruột thừa.
  • Tìm đúng vị trí điểm McBurney tăng tỷ lệ chẩn đoán chính xác viêm dạ dày.

Để nhận biết viêm ruột thừa các bác sĩ căn cứ vào các dấu hiệu dưới đây:

Ấn đau điểm McBurney

Điểm McBurrney là một điểm vô cùng quan trọng trong chẩn đoán viêm ruột thừa ở giai đoạn sớm.

Vị trí điểm McBurney: Trên đường nối giữa rốn và điểm giữa gai chậu trước trên chúng ta chia ra làm 3 phần bằng nhau. Điểm McBurney nằm ở 1/3 ngoài gần điểm giữa gai chậu trước trên.

Hướng dẫn cách ấn:

  • Để người bệnh nằm ngửa, hai chân chống lên mặt giường để thả lỏng phần cơ bụng.
  • Hỏi bệnh nhân vị trí họ đau nhất. Nếu bị đau vùng hạ vị bên phải thì tiếp tục bước tiếp theo.
  • Chụm bốn đầu ngón tay lại ấn tại các vị trí không đau, đánh giá bụng mềm hay chướng, căng cứng. Nếu bụng càng căng cứng thì mức độ nguy hiểm càng cao. Loại trừ trường hợp người bệnh tự gồng cơ.
  • Xác định đúng vị trí điểm McBurney.
  • Chụm bốn đầu ngón tay lại từ từ ấn đúng điểm McBurney.
  • Nếu người bệnh đau nhiều, co rúm lại thì xác định McBurney dương tính.

Khi McBurney dương tính cần phải kết hợp với nhiều dấu hiệu toàn thân cùng các xét nghiệm, cận lâm sàng chẩn đoán hình ảnh chuyên dụng để chẩn đoán bệnh.

Ruột thừa nằm bên phải, xác định viêm ruột thừa thông qua điểm McBurney
Ruột thừa nằm bên phải, xác định viêm ruột thừa thông qua điểm McBurney

Dấu hiệu toàn thân nhận biết viêm ruột thừa

Người bị viêm ruột thừa thường có một số biểu hiện toàn thân dưới đây:

Đau bụng: Vị trí: Đau hạ vị bên phải. Tính chất cơn đau: Đau âm ỉ, liên tục, có những cơn đau kéo dài và ngày càng nặng hơn. Một số thể đặc biệt khác thì đau có thể bắt đầu từ vùng thắt lưng rồi lan xuống hông và đùi vì ruột thừa ở vị trí đặc biệt không như bình thường.

Buồn nôn, nôn: Bệnh viêm ruột thừa đặc trưng bởi các dấu hiệu về tiêu hóa như buồn nôn, nôn nhiều, tiêu chảy, mót rặn, khó chịu. Người bệnh mệt mỏi, xanh xao.

Sốt: Người bị viêm ruột thừa còn có biểu hiện sốt nhẹ từ 38 độ đến 38,5 độ với những cơn rét run hay ớn lạnh.

Chán ăn: Đây cũng là một biểu hiện khá phổ biến ở người viêm ruột thừa. Rối loạn tiêu hóa khiến họ mệt mỏi, chán ăn.

Co cứng thành bụng: Ở những giai đoạn sau khi phản ứng viêm diễn biến nặng thêm người bệnh đau bụng nhiều. Khi ấn thành bụng sẽ cảm thấy co cứng. Nặng hơn nữa sẽ thấy cứng như đá. Lúc này cần phải nhanh chóng cấp cứu mổ càng sớm càng tốt.

>>>Xem thêm

Bệnh ở ruột thừa được chuẩn đoán như thế nào?

Để phát hiện và chuẩn đoán chính xác các vấn đề mà ruột thừa đang gặp phải, các bác sĩ thường sử dụng các phương pháp sau:

  • Kiểm tra y tế bằng cách khám bụng phát hiện vấn đề.
  • Xét nghiệm công thức máu
  • Siêu âm
  • Chụp CT
  • Thực hiện các xét nghiệm hình ảnh khác

Để đảm bảo được sự khỏe mạnh của ruột thừa và hệ tiêu hóa, bạn nên duy trì lối sống lành mạnh, ăn uống khoa học và nghỉ ngơi hợp lý. Ngoài ra, bạn cũng nên đi khám sức khỏe định kỳ hàng năm theo khuyến cáo.

Mong rằng với những thông tin chia sẻ, bạn đã biết được chính xác ruột thừa nằm bên trái hay bên phải và biết cách chăm sóc ruột thừa một cách tốt nhất.

Bài viết đã được đăng ký bản quyền (DMCA). Quý vị copy nội dung hãy để lại link về bài gốc hoặc ghi rõ nguồn vuongthanhoan.vn. Xin cảm ơn!
Copyright © 2023 - 2024 | vuongthanhoan.vn | All Rights Reserved. DMCA.com Protection Status