Hỏi đáp sức khỏe

Bàng quang tăng hoạt có chữa được không? Cách nào tốt nhất?

>>> Tham khảo bí quyết quan hệ lâu ra tới 60 phút rất đơn giản TẠI ĐÂY❤️

Bàng quang tăng hoạt có thể gặp ở rất nhiều người kể cả trẻ lẫn già, nam giới hay phụ nữ. Có thể bạn hoặc người nhà đang trong tình trạng bị đi tiểu nhiều lần trong ngày, mỗi lần đi tiểu số lượng ít… Điều này gây ảnh hưởng rất lớn đến đời sống sinh họa. Vậy bàng quang tăng hoạt có chữa được không? Cách chữa nào an toàn và tốt nhất? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu rõ hơn về bệnh lý này trong bài viết dưới đây:

Bàng quang tăng hoạt là bệnh gì

Bàng quang tăng hoạt nói một cách dễ hiểu nhất chính là sự rối loạn bất thường chức năng giữ nước tiểu tại bàng quang. Bình thường số lượng nước tiểu trong bàng quang phải đạt đến một lượng nhất định mới gây ra phản xạ kích thích bàng quang co bóp để tống nước tiểu ra ngoài. Lúc đó chúng ta sẽ có cảm giác buồn đi tiểu và đi tiểu. Nhưng ở người bị bàng quang tăng hoạt thì bàng quang lại co bóp không kiểm soát. Tức là kể cả lượng nước tiểu tại đây rất ít thì nó vẫn co bóp khiến chúng ta buồn tiểu liên tục. Vì vậy mà phải đi tiểu ngay không thể nhịn được.

Như đã nói thì bệnh lý này đa phần đều không gây nguy hiểm cho người bệnh. Nhưng điều đáng nói nhất ở đây đó chính là sự khó chịu của họ. Việc buồn tiểu liên tục mà không nhịn được gây ra ảnh hưởng đến sinh hoạt thường ngày, công việc, học tập và lao động. ột số người còn có thể bị ảnh hưởng tới tâm lý, nhất là những người trẻ bị bàng quang tăng hoạt.

Các đối tượng có nguy cơ bị bàng quang tăng hoạt cao đó là:

  • Người cao tuổi: Sự thoái hóa các tế bào thần kinh khiến cho nguy cơ mắc bệnh tăng cao.
  • Phụ nữ có thai: Tử cung phát triển to choán chỗ, gây chèn áp bàng quang khiến thể tích bàng quang bị giảm cũng như nguy cơ làm yếu nhóm cơ nâng đỡ bàng quang.
  • Lối sống thiếu khoa học: Những người thường xuyên sử dụng bia rượu, chất kích thích, cafein… khiến cho có thể tăng sản xuất nước tiểu cũng như kích thích hệ thần kinh nhiều hơn. Từ đó tăng nguy cơ mắc bệnh.
  • Béo phì: Đây cũng là một trong những yếu tố làm tăng nguy cơ bị bàng quang tăng hoạt.. Nhất là ở những người bị béo bụng. Trọng lượng vùng bụng lớn gây chèn ép lên bàng quang, thu nhỏ thể tích và có thể kích thích thần kinh.
  • Bệnh lý về rối loạn thần kinh như Parkinson,đa xơ tủy, động kinh…
  • Bệnh lý tại bàng quang làm rối loạn hoạt động của bàng quang như viêm bàng quang, u, sỏi bàng quang…

Các nguyên nhân gây bệnh được tổng hợp gồm có:

  • Thoát vị đĩa đệm
  • Chấn thương tủy sống
  • Chấn thương sau phẫu thuật vùng chậu
  • Bệnh lý nhiễm trùng như herpes, giang mai…
  • Thay đổi nội tiết tố ở nữ giới
  • Suy giảm chức năng thận
  • Tế bào thận bị lão hóa
Chức năng chủ yếu của bàng quang là chứa đựng nước tiểu
Chức năng chủ yếu của bàng quang là chứa đựng nước tiểu

Người bị bàng quang tăng hoạt có biểu hiện như thế nào

Triệu chứng điển hình dễ nhận biết nhất của người bị bàng quang tăng hoạt đó là rối loạn tiểu tiện. Cụ thể như sau:

  • Cảm giác buồn tiểu, mót tiểu gấp không nhịn được.
  • Tiểu ít, tiểu són  và tiểu không kiểm soát.
  • Cơn buồn tiểu xuất hiện ngay sau khi có các yếu tố kích thích như hắt hơi, ho, vận động mạnh…
  • Tiểu nhiều lần trong ngày. Ban đêm phải thức dậy nhiều hơn 2 lần để đi tiểu.

Bàng quang tăng hoạt có chữa được không

Theo các bác sĩ, chuyên gia thì bàng quang tăng hoạt là một bệnh lý có thể chữa khỏi nhưng cần một quá trình, thời gian điều trị dài. Người bệnh cần phải phối hợp, tuân thủ theo đúng chỉ định của bác sĩ. Có một điều mà mọi người cần biết thì bệnh này có thể bị tái phát, tỷ lệ cao. Đặc biệt là ở những người có yếu tố nguy cơ cao hoặc các bệnh lý kèm theo như trầm cảm, nhiễm trùng đường tiết niệu, u tuyến tiền liệt, sử dụng các thuốc nhóm chẹn beta giao cảm, serotonin…

Bởi vậy khi bị gặp phải các triệu chứng bàng quang tăng hoạt trước tiên chúng ta phải đi khám bác sĩ để loại trừ trường hợp đây là biến chứng của bệnh lý khác. Nếu chỉ là bàng quang tăng hoạt đơn thuần thì cần kết hợp với các phương pháp điều trị tích cực với liệu pháp hành vi và thay đổi lối sống sinh hoạt lành mạnh, khoa học. Từ đó có thể chữa khỏi bệnh và phòng ngừa bệnh tái phát lại.

Bàng quang tăng hoạt là hiện tượng co bàng quang bị kích thích, co bóp để đẩy nước tiểu ra kể cả khi lượng nước tiểu chưa đủ đầy
Bàng quang tăng hoạt là hiện tượng co bàng quang bị kích thích, co bóp để đẩy nước tiểu ra kể cả khi lượng nước tiểu chưa đủ đầy

Các phương pháp chữa bàng quang tăng hoạt hiện nay

Bàng quang tăng hoạt có chữa được không thì câu trả lời là có. Dưới đây là một số phương pháp chữa bàng quang tăng hoạt đem lại hiệu quả tốt đang được áp dụng hiện nay:

Liệu pháp hành vi

Một người mới phát hiện bị bàng quang tăng hoạt khi đi khám bác sĩ sẽ khuyên bạn ưu tiên áp dụng liệu pháp hành vi đầu tiên tại nhà. Và tùy vào mức độ từ nhẹ đến nặng để xem xét việc kết hợp với các phương pháp trị liệu khác. Liệu pháp thay đổi hành vi này mang lại hiệu quả chữa bệnh rất tốt, giúp kiểm soát tốt các triệu chứng của bệnh.

Viết nhật ký đi tiểu

Trước khi tiến hành trị liệu người bệnh sẽ được bác sĩ và điều dưỡng hướng dẫn viết nhật ký đi tiểu. Theo đó người bệnh sẽ phải theo dõi thời gian đi tiểu và số lượng nước tiểu. Từ nhật ký này chúng ta sẽ đánh giá được tình trạng bệnh tình.

Liệu pháp nhịn tiểu

Luyện tập nhịn tiểu là một trong các phương pháp luyện tập vô cùng quan trọng đối với bệnh bàng quang tăng hoạt. Mục đích của nó là tăng khả năng kiểm soát hoạt động của bàng quang. Khi bàng quang hoạt động một cách quá mức thì sau một thời gian cơ bàng quang sẽ tự phản ứng điều chỉnh lại. Chúng ta phải luyện tập nhóm cơ này để giữ được nước tiểu trong bàng quang.

Những điều bạn cần làm đó là kìm nén lại cảm giác buồn tiểu,trì hoãn càng lâu càng tốt việc đi tiểu và lên kế hoạch cho việc đi tiểu theo giờ. Khi xây dựng kế hoạch đi tiểu thì cũng cần áp dụng một cách linh hoạt bởi nó còn phụ thuộc vào các yếu tố khác nhau như dung tích bàng quang, lượng nước uống trong ngày cũng như công việc của từng người.

Đầu tiên chúng ta quy định thời gian của mỗi lần đi tiểu sẽ cách nhau 60 phút. Cố gắng thực hiện nó trong vnfg từ 3-4 ngày. Sau đó dần dần tăng thời gian này tịnh tiến lên thêm mỗi lần khoảng 15-30 phút. Mục tiêu là tập luyện sao cho thời gian cần đạt được đó là khoảng cách cho mỗi lần từ 3-4 tiếng, đây là khoảng thời gian của người bình thường. Người bệnh cần có sự cố gắng và kiên trì rất nhiều bởi không dễ để thực hiện liệu pháp nhịn tiểu trên. Nhưng đây được đánh giá là phương pháp an toàn và đem lại hiệu quả bền vững cho những người bị bàng quang tăng hoạt.

Bài tập Kegel rất tốt cho những người bị bàng quang tăng hoạt
Bài tập Kegel rất tốt cho những người bị bàng quang tăng hoạt

Ngoài việc chủ động kéo dài thời gian giữa hai lần đi tiểu thì người bị bàng quang tăng hoạt có thể luyện thêm bài tập giúp tăng cường sức mạnh, sự dẻo dai của nhóm cơ sàn chậu và cơ bàng quang. Cụ thể là bài tập Kegel. Bài tập này đã được chứng minh là rất tốt cho những người như thể này.

Hướng dẫn thực hiện:

  • Người tập có thể thực hiện ở tư thế đứng, ngồi hoặc nằm ngửa.
  • Xác định nhóm cơ sàn chậu: Khi đi tiểu bạn cố gắng thử làm ngừng dòng nước tiểu. Nhóm cơ chi phối hoạt động này là nhóm cơ sàn chậu cần tìm.
  • Chủ động từ từ co thắt nhóm cơ sàn chậu, giữ nó trong khoảng 5 giây sau đó thả lỏng ra. Nghỉ ngơi khoảng 10 giây thì tiếp tục lặp lại động tác.
  • Mỗi ngày nên tập từ 3-4 lần, mỗi lần thực hiện 10 nhịp sẽ đem lại kết quả vô cùng tốt.

Sử dụng thuốc Tây y

Trong một số trường hợp các bác sĩ nhận thấy việc kê đơn thuốc Tây y là cần thiết đối với người bệnh thì họ sẽ thực hiện như vậy. Những thuốc này cần được kê bới bác sĩ, người bệnh không nên tự ý mua về sử dụng khi chưa có sự thăm khám bởi nguy cơ tác dụng phụ của thuốc hoặc khiến cho tình trạng bệnh nặng thêm, khó chữa sau này.

Các nhóm thuốc được kê chữa bàng quang tăng hoạt có thể là:

  • Nhóm thuốc kháng Cholinergic: Cơ chế hoạt động của thuốc là ngăn chặn hoạt động của acetylcholine, làm giảm đáp ứng của cơ bàng quang với các kích thích và làm tăng khả năng co giãn, tăng thể tích của cơ bàng quang. Hoạt chất thường dùng có: Oxybutynin, Solifenacin, Tolterodine, Darifenacin, Fesoterodine… Tác dụng không mong muốn thường gặp là khô miệng, khô mắt, táo bón…
  • Nhóm thuốc chống trầm cảm ba vòng, thuốc chẹn alpha cũng đang được sử dụng nhưng hiệu quả chưa rõ ràng. Hoạt chất thường dùng là tamsulosin, alfuzosin.
Một số thuốc Tây y có tác dụng hỗ trợ cải thiện triệu chứng tạm thời
Một số thuốc Tây y có tác dụng hỗ trợ cải thiện triệu chứng tạm thời

Một số vị thuốc, cây thuốc tốt cho người bị bàng quang tăng hoạt

Theo kinh nghiệm của người xưa thì còn có một số vị thuốc, cây thuốc có chứa những hoạt chất rất tốt cho người bị bàng quang tăng hoạt mà bạn có thể tham khảo như:

  • Bồ công anh giúp căng cường cơ bắp và mô liên kết trong bàng quang. Từ đó giúp người bệnh bàng quang tăng hoạt kiểm soát tốt hơn hoạt động đi tiểu. Dùng lá và rễ cây phơi khô, rửa sạch rồi hãm giống như pha trà uống trong 1-2 tháng sẽ nhận thấy hiệu quả.
  • Nấm linh chi: Được sử dụng trong rất nhiều bài thuốc chữa bàng quang tăng hoạt. Ngoài ra nó được nghiên cứu rằng có thể ngăn ngừa sự phát triển của tiền liệt tuyến, nguyên nhân chủ yếu gây bàng quang tăng hoạt ở nam giới.
  • Cây nữ lang: Chủ trị trong các trường hợp tiểu gấp, tiểu són. Và nó còn có tác dụng cải thiện tình trạng mất ngủ, giảm lo âu.
  • Ớt: Trong ớt có chứa hoạt chất Capsaisin có thể giúp cải thiện 44% trường hợp người bị bàng quang tăng hoạt.

>>>Xem thêm

Phương pháp điều trị khi kháng thuốc

  • Tiêm OnabotulinumtoxinA (Botox): Thông qua một camera nhỏ bác sĩ sẽ tiêm trực tiếp botox  A vào thành bàng quang nhằm đảm bảo chính xác vị trí cần tiêm. Mục đích của tiêm đó chính là tăng dung tích chứa của bàng quang để tăng khả năng giữ nước tiểu đồng thời giảm kích thích thần kinh để giảm co thắt cơ bàng quang. Biện pháp này có hiệu quả trong vòng 6-9 tháng. Nếu tái phát phải đi tiêm lại. Biến chứng tiêm botox A đó là gây bí đái, khó thở, khó nuốt… phải đến gặp bác sĩ ngay.
  • Kích thích dây thần kinh cùng: Nhằm kiểm soát tốt sự co bóp cơ chóp bàng quang và cơ đáy chậu thông qua dây thần kinh cùng. Trong quá trình thực hiện bác sĩ sẽ cấy dây thần kinh điện cực vào rễ S3 và nối nó với máy tạo nhịp dưới da đặt ở mông nhằm điều hòa phản xạ của dây thần kinh này. Biện pháp này không chỉ điều trị bàng quang tăng hoạt mà còn điều trị trong trường hợp nước tiểu ứ đọng tại bàng quang.
  • Kích thích dây thần kinh chày: Bác sĩ sẽ tiến hành châm cứu hay dẫn truyền xung thần kinh nhỏ vào dây thần kinh gần mắt cá chân để kiểm soát cơ bàng quang. Thủ thuật cần thực hiện 1 lần/ tuần và liên tục trong vòng 12 tuần. Phương pháp này ít xâm hại, ít tác dụng phụ mà vẫn mang lại hiệu quả tốt cho người bệnh.

Phẫu thuật

Khi các phương pháp điều trị trên không đem lại hiệu quả như mong muốn thì bác sĩ sẽ cân nhắc đến phương pháp cuối cùng là can thiệp và phẫu thuật. Có thể nói phương pháp này dùng để điều trị các trường hợp bệnh nặng và được chỉ định cho người bệnh chứ người bệnh không được yêu cầu.

Các phương pháp can thiệp và phẫu thuật gồm:

  • Mở rộng bàng quang: Áp dụng cho người có thể tích bàng quang nhỏ, giãn nở kém. Bằng việc khâu ghép một đoạn ruột nhỏ vào với bàng quang sẽ có thể mở rộng bàng quang. Nhưng sau phẫu thuật nguy cơ ứ đọng nước tiểu trong bàng quang cao vì bàng quang mới tái tạo chưa thực hiện tốt chức năng của nó. Bởi vậy mà thường bác sĩ sẽ đặt thêm một ống thông tiểu để làm rỗng bàng quang.
  • Dẫn nước tiểu ra ngoài: Đặt một ống thông từ thận xuống bàng quang thông qua niệu quản hoặc đặt ống thông trên xương mu qua da nhằm dẫn nước tiểu ra ngoài. Nguy cơ nhiễm trùng đường tiểu cao.

Thay đổi lối sống,sinh hoạt khoa học

Nhằm phòng ngừa bệnh bàng quang tăng hoạt và tăng khả năng phục hồi cho những người đang bị bệnh thì chúng ta cần phải thay đổi lối sống sao cho khoa học. Cụ thể như sau:

  • Thường xuyên tập luyện thể dục thể thao để tăng cường và nâng cao sức khỏe thể chất lẫn tinh thần.
  • Hạn chế sử dụng các loại thực phẩm không tốt cho sức khỏe như cà phê, nước ngọt (có chứa cafein), đồ uống có cồn (bia, rượu), thực phẩm chứa chất làm ngọt nhân tạo hoặc chứa acid…
  • Kiểm soát tốt lượng nước uống trong ngày đối với người bệnh để không tăng áp lực cho bàng quang những cũng không để cơ thể thiếu nước. Một ngày cơ thể cần khoảng 1,5 lít nước, con số này tăng giảm tùy thuộc vào môi trường, hoạt động thể lực… của mỗi người.
  • Duy trì mức cân nặng hợp lý
  • Bỏ hút thuốc lá
  • Hạn chế ăn đồ cay nóng, đồ uống chứa nhiều vitamin C…

Trên đây là không chỉ có câu trả lời cho câu hỏi bàng quang tăng hoạt có chữa được không mà bài viết còn nói về các phương pháp điều trị bệnh để quý bạn đọc có thể tham khảo. Cảm ơn mọi người đã theo dõi bài viết.

Bài viết đã được đăng ký bản quyền (DMCA). Quý vị copy nội dung hãy để lại link về bài gốc hoặc ghi rõ nguồn vuongthanhoan.vn. Xin cảm ơn!
Copyright © 2023 - 2024 | vuongthanhoan.vn | All Rights Reserved. DMCA.com Protection Status