Cẩm nang

Khi nào nên xét nghiệm testosterone? 1 số lưu ý cần biết

>>> Tham khảo bí quyết quan hệ lâu ra tới 60 phút rất đơn giản TẠI ĐÂY❤️

Một trong những sai lầm lớn nhất các anh em hay gặp chính là đâm đầu tăng cường Testosterone với tâm lý ‘càng khỏe càng tốt’. Đây là một suy nghĩ cực kỳ sai lầm, dẫn tới rối loạn nội tiết tố nam, với hệ luỵ gây liệt dương và vô sinh mãi mãi.

Do vậy, trước khi quyết định sử dụng bất cứ 1 loại thực phẩm chức năng để tăng cường testosterone nào, hãy cùng tôi tìm hiểu qua về thủ tục và quy trình xét nghiệm Testosterone tại các bệnh viện hiện nay nhé!

Lợi ích khi xét nghiệm testosterone

Lợi ích xét nghiệm testosterone

Có một số mốc cần thiết các bác nên định sẵn để kết hợp xét nghiệm máu và Testosterone. Hiện nay, xét nghiệm Testosterone đã cực kì phổ biến ở các bệnh viện trên toàn quốc.

Mốc 1: Trước khi lấy vợ, kiểm tra sức khỏe tiền hôn nhân.

Kiểm tra sức khỏe sinh sản tiền hôn nhân chính là để ‘test’ trước xem bản thân các bác hay vợ tương lai có vấn đề gì về sinh sản, hiếm muộn vì hay vô sinh không. Hiện nay, có rất nhiều gói khám tiền hôn nhân ở các bệnh viện công và tư luôn, nên khi đi khám, các anh em nên nhớ là sẽ thêm một số đi kèm với xét nghiệm testosterone như sau nhé:

  • Xét nghiệm bệnh truyền nhiễm bao gồm HIV, viêm gan A, B… tránh việc lây chéo giữa hai vợ chồng
  • Kiểm tra sức khoẻ sinh sản, xét nghiệm nhóm hormone liên quan tới khả năng sinh nở
  • Xét nghiệm máu ở mẹ để tầm soát sức khỏe thai kỳ sau này
  • Kiểm tra bệnh lý di truyền, dị tật (có thể xảy ra) ở thai nhi
  • Kiểm tra bệnh mãn tính, như tiểu đường, tim mạch, béo phì …

Mốc 2: Kiểm tra sức khoẻ khi xảy ra vấn đề lúc tập luyện

Một số anh em khi đi tập có thể gặp phải vấn đề không thể tăng được lượng cơ bắp cần thiết, với các biểu hiện thường xuyên như đau xương khớp… và không tài nào có thể tăng được lượng cơ xương dù đã thay đổi chế độ luyện tập vài lần. Nguyên nhân chủ yếu của vấn đề này chính là lượng testosterone không đủ để kích thích, tăng khối lượng cơ bắp, bởi hormone này có nhiệm vụ kích thích sự tăng trưởng ở mô, thúc đẩy protein vào hệ cơ để cải thiện cơ bắp.

Ngoài ra, một số bác có thể gặp vấn đề về chuyển hoá chất béo và phát triển hồng cầu trong máu do thiếu testosterone. Những ai mắc vấn đề này dễ bị béo phì, khi gãy xương sẽ lâu lành hơn.

Mốc 3: Kiểm tra sức khỏe thường xuyên khi về già

Suy giảm testosterone bắt đầu diễn ra tự nhiên ngay từ tuổi 30, với khả năng tăng sinh testosterone tự nhiên giảm dần 1% mỗi năm. Triệu chứng dễ thấy nhất của sự sụt giảm này chính là kích cỡ dương vật và tinh hoạt nhỏ đi rõ rệt, mất ham muốn tình dục, rối loạn cương dương, không thể duy trì cương cứng khi quan hệ…

Mốc 4: Điều trị yếu sinh lý, rối loạn cương dương

Anh em nào mắc chứng yếu sinh lý, rối loạn cương dương lâu ngày, đương nhiên nên đi xét nghiệm testosterone của mình đang ở mức nào để có chiều hướng cải thiện. Hiện nay, có rất nhiều cách chữa yếu sinh lý, nhưng phổ biến nhất vẫn là tăng cường hormone testosterone để cải thiện thời gian và khả năng cương cứng.

Nếu kết quả đúng là do nồng độ Testosterone của các anh quá thấp, không đủ để quan hệ, hiện giờ cũng có rất nhiều phương pháp khác để cải thiện sức khoẻ sinh lý, song song với việc tăng sinh Testosterone tự nhiên như phác đồ điều trị sinh lý tổng thể, lực hút chân không dương vật và kích thích xung điện tần số thấp …

Trường hợp khác nên xét nghiệm Testosterone

Bác nào mà có biểu hiện suy giảm testosterone, với nhiều ảnh hưởng xấu tới hoạt động thường ngày, với các triệu chứng như không còn ham muốn gần gũi, dương vật nhỏ dần (các bác nên để ý khi quay tay), mất dần cơ bắp, tăng cân với lượng mỡ tăng đột biến…

Anh em nào do nhu cầu công việc do phải uống quá nhiều rượu bia, nhậu nhẹt suốt ngày… cũng nên xét nghiệm testosterone, đặc biệt với các bác chưa vợ ạ, đây là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ sinh sản.

Xét nghiệm Testosterone cũng áp dụng cho trẻ em gặp bất thường ở cơ quan sinh dục, những ai gặp vấn đề khi bước vào tuổi dậy thì và bé sơ sinh mới đẻ ra có bộ phận sinh dục bất thường.

Ngoài ra, nữ giới cũng nên xét nghiệm Testosterone nếu gặp bất thường, rối loạn nội tiết tố, để lấy kết quả điều trị cho chứng vô kinh, vô sinh, rối loạn kinh nguyệt, với các triệu chứng thường thấy như mụn trứng cá, rậm lông, râu với giọng nói trầm.

Anh em hãy đi lấy kết quả xét nghiệm Testosterone ít nhất 2 lần để có kết quả chính xác nhất. Bài xét nghiệm tốt nhất nên được thực hiện vào buổi sáng (trước 11h), bởi nồng độ testosterone sẽ thay đổi theo ngay, nên các bác sĩ cần có ít nhất 2-3 kết quả để có sự so sánh chính xác.

Vai trò và chức năng của testosterone với sức khỏe

Hơn là một hormone tình dục, testosterone là yếu tố xúc tác hoạt động ở tất cả các bộ phận trên cơ thể, được sản sinh tại tinh hoàn, bằng cách men theo đường tĩnh mạch để đi tới, kích thích và thúc đẩy tất cả các hoạt động như phát triển cơ bắp, lông tóc, cải thiện chất lượng tuần hoàn máu và tăng cường sinh lý nam giới.

Testosterone đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong cả khả năng tình dục và sinh sản, và hormone hỗ trợ cương cứng dương vật và cải thiện chất lượng tinh trùng. Vì vậy, anh em cần phải đi xét nghiệm testosterone thường xuyên để đảm bảo nồng độ hormone luôn ở ngưỡng bình thường, đảm bảo sức khỏe tổng quát nhé!

Tiến hành xét nghiệm testosterone

Bạn có đang sử dụng bất cứ loại thuốc nào không?

Nên lưu ý, một số loại thuốc có thể làm rối loạn nồng độ testosterone trong máu bao gồm thuốc chống co giật, barbiturate, estrogen, thuốc tránh thai (thuốc làm tăng), và thuốc làm giảm: rượu, androgen, dexamethasone, diethylstilbestrol, digoxin, ketoconazole, phenothiazin, spironolactone và steroid.

Quy trình xét nghiệm

Về bản chất, xét nghiệm testosterone chính là xét nghiệm máu, với các quy trình cơ bản như sau:

  • Quấn tay với dải băng hoặc dây cao su để ngưng máu lưu thông
  • Sát trùng với bông cồn. Đưa kim tiêm vào vào tĩnh mạch, tránh đưa vào nhiều lần lấy ven, có thể gây sưng ở tay.
  • Gắn một ống với kim tiêm để máu chảy ra, lấy đủ lượng máu cần thiết
  • Tháo dải băng hoặc miếng cao su sau khi lấy máu.
  • Thoa miếng gạc băng hoặc bông lên chỗ vừa tiêm
  • Dán băng cầm máu lên tay, sau đó lấy mẫu máu xét nghiệm

Một số xét nghiệm cơ bản trong nam khoa

  • Xét nghiệm hormone sinh dục: Testosterone, LH và FSH (gonadotropin),
  • Tinh dịch đồ, chẩn đoán hiếm muộn
  • Xét nghiệm hình học: Siêu âm bìu, âm ngả trực tràng
  • Xét nghiệm nhiễm trùng sinh dục: bạch cầu trong tinh dịch, cấy tinh dịch

Kiểm tra nồng độ Testosterone có đem tới rủi ro nào không?

Chắc chắn là không, bởi xét nghiệm Testosterone chính là xét nghiệm máu, do vậy, bạn sẽ chỉ bị bầm tím nhẹ tại chỗ đặt kim tiêm, và các triệu chứng sẽ nhanh chóng qua đi.

Các bệnh viện uy tín xét nghiệm testosterone

Bệnh viện công

  1. Bệnh viện phụ sản Trung Ương
  2. Bệnh viện phụ sản Hà Nội

Bệnh viện tư tại Hà Nội

  • Bệnh viện đa khoa Medlatec
  • Bệnh viện đa khoa Vinmec
  • Bệnh viện đa khoa Thu Cúc

Các kết quả xét nghiệm Testosterone thường thấy

Nồng độ xét nghiệm Testosterone chuẩn theo độ tuổi

(Nguồn: Medical News Today)

Trẻ sơ sinh và trẻ em

Tuổi Bé trai (ng/dl) Bé gái ( ng/dl)
0 đến 5 Tháng 75-400 20-80
6 tháng đến 9 tuổi Thấp hơn 7-20 Thấp hơn 7-20
10 tháng 11 tuổi Thấp hơn 7-130 Thấp hơn 7-44

Thanh thiếu niên

Tuổi Nam (ng/dl) Nữ ( ng/dl)
12 đến 13 tuổi Thấp hơn 7-800 Thấp hơn 7-75
14 tuổi Thấp hơn 7-1,200 Thấp hơn 7-75
15 to 16 tuổi 100-1,200 Thấp hơn 7-75

Người lớn

Tuổi Nam (ng/dl) Nữ (ng/dl)
17 – 18 tuổi 300-1,200 20-75
>= 19 tuổi 240-950 8-60

 

Kết quả thường thấy ở nam giới:

  • Nồng độ testosterone cao: có thể anh em đang gặp vấn đề ở tinh hoàn và thượng thận. Đây là các vấn đề bệnh lý, hãy tham khảo chặt chẽ ý kiến của bác sĩ để có phương án chữa trị hiệu quả nhất
  • Mức testosterone thấp có thể đến từ các bệnh di truyền, mãn tính, rối loạn nội tiết tố hoặc là do thói quen sinh hoạt, ăn uống thiếu điều độ. Đây cũng có thể không phải là do vấn đề bệnh lý, tuy nhiên vẫn nên nghe theo chỉ định của bác sĩ để có phương án giải quyết tốt nhất.

Kết quả thường thấy ở nữ giới

  • Nồng độ testosterone cao là dấu hiệu của chứng PCOS – hội chứng buồng trứng đa nang, gây ảnh hưởng trực tiếp tới nội tiết tố của phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ, và đây là nguyên nhân chính dẫn đến vô sinh. Đây cũng là dấu hiệu của bệnh ung thư buồng trứng hoặc vấn đề ở tuyến thượng thận.
  • Mức testosterone thấp là bình thường, nhưng mức cực thấp có thể chỉ ra bệnh Addison, một rối loạn của tuyến yên.

Kết quả thường thấy ở các bé trai

  • Testosterone cao có thể là triệu chứng bệnh ung thư tinh hoàn hoặc thượng thận
  • Testosterone thấp ở bé trai có thể là 1 số vấn đề khác cũng liên quan tới tinh hoàn, bao gồm cả đa chấn thương.

Lộ trình điều trị nếu bạn có nồng độ Testosterone bất thường

Nếu sau khi xét nghiệm, và anh em nhận được kết quả xét nghiệm Testosterone cao hoặc thấp 1 cách bất thường, đừng quá lo lắng và nên kiểm soát sức khoẻ của mình chặt chẽ với bác sĩ để đảm bảo rằng không có vấn đề gì nghiêm trọng xảy ra. Ngoài ra, mọi người nên tham khảo cải thiện chế độ ăn uống và thói quen tập luyện để tăng cường thể lực, cũng như để hỗ trợ quá trình điều trị sinh lý được hiệu quả hơn.

Cuối cùng, chúc mọi người may mắn, miễn mình có một lối sống khỏe mạnh, thì khi xét nghiệm testosterone, sẽ không có vấn đề gì xảy ra đâu ạ. Với những ai đang khỏe mạnh và không theo bất cứ một lộ trình điều trị bệnh nào cả, có thể tham khảo sản phẩm Vương Thận Hoàn với khả năng kích thích cơ thể tự sản sinh Testosterone tự nhiên, hoàn toàn không có các chế phẩm nặng và chỉ sử dụng dược liệu tự nhiên, tuyệt đối an toàn cho sức khỏe.

Lưu ý

Anh em nào đang phải sử dụng thuốc, tốt nhất nên hỏi bác sĩ trước khi quyết định uống Vương Thận Hoàn nhé!

  •  
  •  
  •  
  •  
  •  

Bài viết đã được đăng ký bản quyền (DMCA). Quý vị copy nội dung hãy để lại link về bài gốc hoặc ghi rõ nguồn vuongthanhoan.vn. Xin cảm ơn!
Copyright © 2023 - 2024 | vuongthanhoan.vn | All Rights Reserved. DMCA.com Protection Status