Cẩm nang

Xét nghiệm máu và ý nghĩa 17 chỉ số quan trọng cần phải biết

>>> Tham khảo bí quyết quan hệ lâu ra tới 60 phút rất đơn giản TẠI ĐÂY❤️

Có lẽ, hầu hết những ai đang đọc bài viết này đều đã xét nghiệm máu một lần trong đời. Các anh liệu thắc mắc rằng các chỉ số ký hiệu có vẻ khó hiểu trên tờ kết quả nói lên điều gì không?

Và làm thế nào chỉ với một tờ kết quả xét nghiệm máu trên tay, bác sỹ đã biết các anh đang gặp vấn đề gì?

Sau đây là những điều chờ các anh khám phá về xét nghiệm máu.

Mục lục:

Tìm hiểu về Xét nghiệm máu

Xét nghiệm máu được coi là một thủ thuật quan trọng nhất giúp bác sỹ xác định được vấn đề của bệnh nhân.

Xét nghiệm máu là gì?

Đây là quy trình phân tích mẫu máu của bệnh nhân nhằm đo lường hàm lượng các hợp chất có trong máu và xác định số lượng của từng loại tế bào máu khác nhau của cơ thể.

Xét nghiệm máu là công cụ chẩn đoán bệnh hiệu quả. Nó giúp tìm ra các nguy cơ, đánh giá hiệu quả chữa bệnh hay là thậm chí sàng lọc sớm các dấu hiệu của ung thư.

Ý nghĩa của xét nghiệm máu trong chẩn đoán

Khi đến bệnh viện để kiểm tra sức khỏe, bác sĩ có thể đề nghị các anh đi xét nghiệm máu để xem tình hình cơ thể các anh như thế nào, có ổn hay không? Cụ thể như:

  • Xác định sức khỏe của các cơ quan như thận, gan, tuyến giáp và tim
  • Chẩn đoán sớm các dấu hiệu của ung thư, HIV/AIDS, tiểu đường
  • Chẩn đoán các bệnh về tim mạch: bệnh động mạch vành,…
  • Chẩn doán các bệnh về máu: rối loạn cương dương, yếu sinh lý, rối loạn đông máu, thiếu máu,…
  • Đánh giá mức độ các hormone Testosterone, Estrogen trong cơ thể
  • Đánh giá hiệu quả chữa bệnh.

Lưu ý: Các anh nên nhớ rằng, xét nghiệm máu tuy có thể xác định được dấu hiệu của rất nhiều bệnh nhưng để chẩn đoán được chính xác, bác sỹ còn có thể yêu cầu các anh làm một vài kiểm tra khác như: chụp chiếu, siêu âm, nội soi,…

Các loại xét nghiệm máu

Xét nghiệm máu toàn phần (CBC)

Xét nghiệm công thức máu toàn phần (CBC), còn được gọi là xét nghiệm máu tổng quát. Đây là xét nghiệm máu phổ biến nhất, thường được sử dụng trong kiểm tra sức khỏe định kỳ.

CBC có thể giúp các bác sĩ phát hiện các bệnh và rối loạn về máu, chẳng hạn như thiếu máu, nhiễm trùng, rối loạn đông máu, tầm soát ung thư máu và các hội chứng liên quan đến miễn dịch.

Xét nghiệm sinh hóa máu

Đây là tập hợp các loại xét nghiệm nhằm đo các chất khác nhau trong máu. Xét nghiệm sinh hóa máu chuyên biệt hơn so với xét nghiệm máu toàn phần. Nó có thể giúp bác sĩ đánh giá được tình hình sức khỏe thận; gan và tim mạch, khối lượng và tình trạng của cơ, các khớp và cơ quan khác.

Xét nghiệm sinh hóa máu bao gồm các loại xét nghiệm sau:

  • Xét nghiệm đường huyết, canxi và điện giải
  • Xét nghiệm mỡ máu
  • Xét nghiệm nồng độ acid uric
  • Xét nghiệm xác định bệnh thiếu máu do thiếu sắt
  • Xét nghiệm đánh giá chức năng gan, thận và

Xét nghiệm nội tiết

Ngoài hai loại xét nghiệm phổ biến trên, còn có một loại xét nghiệm máu rất đặc thù, đó chính là xét nghiệm nội tiết. Thủ thuật này bao gồm 2 loại: Xét nghiệm nội tiết tố nam và nữ.

Hai loại xét nghiệm này bao gồm nhiều xét nghiệm nhỏ, giúp bác sĩ dễ dàng đánh giá tình trạng sức khỏe sinh lý, sinh sản ở cả hai giới.

Các xét nghiệm phổ biến khi kiểm tra nội tiết tố nam và nữ là:

  • Xét nghiệm Testosterone
  • Xét nghiệm Estrogene

Ý nghĩa của những chỉ số có trong kết quả xét nghiệm máu

Sau đây, để giúp các anh “giải mã” những điều đằng sau những ký hiệu “khó hiểu” trên bảng kết quả xét nghiệm máu, Vương Thận Hoàn đã tổng hợp danh sách các chỉ số thường gặp dưới đây để các anh dễ dàng tra cứu, tìm hiểu.

Chúc các anh luôn khỏe!

RBC Số lượng hồng cầu trong một thể tích máu

  • Ngưỡng bình thường từ 2 đến 5.9 triệu tế bào/cm3.
  • Chỉ số tăng trong trường hợp mất nước, tim mạch, bệnh đa hồng cầu.
  • Trong trường hợp giảm, dấu hiệu của: thiếu máu, lupus ban đỏ, sốt rét, suy tủy,…

HBGm – Lượng huyết sắc tố trong một thể tích máu

  • Đây là một phân giúp vận chuyển oxy và tạo màu đỏ cho hồng cầu.
  • Ngưỡng bình thường ở nam là 13 – 18 g/dl; ở nữ là 12 – 16 g/dl.
  • Chỉ số tăng trong trường hợp: mất nước, bỏng, bệnh tim mạch.
  • Trong trường hợp giảm, dấu hiệu của: thiếu máu, xuất huyết, tán huyết.

HCT – Tỷ lệ thể tích hồng cầu trên thể tích máu toàn phần

  • Ngưỡng bình thường của nam 45 đến 52% và nữ từ 37 đến 48%.
  • Chỉ số tăng trong trường hợp ở trên núi cao, mất nước,bệnh phổi, bệnh tim mạch.
  • Trong trường hợp giảm, dấu hiệu của: thiếu máu, xuất huyết, người có thai trong thời ký nghén.

WBC – Số lượng bạch cầu trong một thể tích máu

  • Ngưỡng bình thường từ 4.300 đến 10.800 tế bào/mm3.
  • Chỉ số tăng trong trường hợp viêm nhiễm, bệnh bạch cầu ác tính, các bệnh bạch cầu khác, sử dụng một số thuốc như corticosteroid.
  • Trong trường hợp giảm, dấu hiệu của: giảm sản, nhiễm siêu vi, thiếu vitamin B12, suy tủy hoặc dùng một số thuốc như phenothiazine, chloramphenicol,…

EOS – bạch cầu ái toan

  • Ngưỡng bình thường từ 0,1-7%.
  • Chỉ số tăng trong trường hợp nhiễm ký sinh trùng hay các bệnh lý dị ứng…
  • Trong trường hợp giảm, dấu hiệu của: sử dụng corticosteroid.

BASO – bạch cầu ái kiềm

  • Ngưỡng bình thường từ 0,1-2,5%
  • Chỉ số tăng trong trường hợp: bệnh leukemia mạn tính, dị ứng, bệnh bạch cầu, suy giáp,…
  • Trong trường hợp giảm, dấu hiệu của: do tổn thương tủy xương, stress, quá mẫn….

MCV – Thể tích trung bình của một hồng cầu

  • Ngưỡng bình thường từ 75 – 96 fL
  • Chỉ số tăng trong trường hợp: thiếu hụt vitamin B12, thiếu acid folic nghiện rượu, bệnh gan, suy giáp,…
  • Trong trường hợp giảm, dấu hiệu của: trong thiếu máu thiếu sắt, hồng cầu thalassemia, thiếu máu do các bệnh mạn tính, nhiễm độc chì, suy thận mạn,…

MCH – Lượng huyết sắc tố trung bình trong một hồng cầu

  • Ngưỡng bình thường nằm trong khoảng từ 27 đến 32 picogram (pg)
  • Chỉ số tăng trong trường hợp: thiếu máu, chứng hồng cầu hình tròn di truyền nặng, trẻ sơ sinh
  • Trong trường hợp giảm, dấu hiệu của: thiếu máu nói chung, thiếu máu do thiếu sắt

LYM – Bạch cầu Lympho

  • Lymphocyte là các tế bào có khả năng miễn dịch, gồm lympho T và lympho B.
  • Ngưỡng bình thường từ từ 20 đến 25%
  • Chỉ số tăng trong trường hợp nhiễm khuẩn, lao, bệnh Hogdkin,..
  • Trong trường hợp giảm, dấu hiệu của: nhiễm HIV/AIDS,ung thư, ung thư, sốt rét, tăng chức năng vỏ thượng thận…

NEUT – Bạch cầu trung tính

  • Ngưỡng bình thường trong khoảng 60 đến 66%.
  • Chỉ số tăng trong trường hợp nhiễm trùng cấp, nhồi máu cơ tim cấp, nhiễm khuẩn cấp,…
  • Trong trường hợp giảm, dấu hiệu của: thiếu máu bất sản, nhiễm độc kim loại nặng, dùng các thuốc ức chế miễn dịch,…

MONO – Bạch cầu mono

  • Ngưỡng bình thường từ 4-8%.
  • Chỉ số tăng trong trường hợp rối loạn sinh tủy, u lympho, nhiễm virus, lao,…
  • Trong trường hợp giảm, dấu hiệu của: ung thư, trong trường hợp thiếu máu bất sản, bệnh bạch cầu dòng mono, dùng corticosteroid.

MCHC – Nồng độ trung bình của huyết sắc tố hemoglobin

  • Ngưỡng bình thường trong khoảng từ 32 đến 36%.
  • Chỉ số tăng trong trường hợp: thiếu máu đa sắc hồng cầu bình thường, sự có mặt của các yếu tố ngưng kết lạnh, chứng hồng cầu hình tròn di truyền nặng.
  • Trong trường hợp giảm, dấu hiệu của: thiếu folate hoặc vitamin B12, thiếu máu trong giai đoạn tái tạo.

RDW – Độ phân bố kích thước hồng cầu

  • Ngưỡng bình thường từ 11 đến 15%.
  • Giá trị càng tăng cao nghĩa là độ phân bố hồng cầu càng nhiều thay đổi.

PLT – Số lượng tiểu cầu trong một thể tích máu

  • Tiểu cầu đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong sự đông máu. Nếu tiểu cầu giảm sẽ khiến cơ thể mất máu. Còn tiểu cầu tăng quá cao sẽ tạo ra các cục máu đông ở mạch máu, rất dễ gây đột quỵ, nhồi máu cơ tim.
  • Ngưỡng bình thường trong khoảng 150.000/cm3 đến 400.000/cm3.
  • Chỉ số tăng trong trường hợp chấn thương, rối loạn tăng sinh tuỷ xương, xơ hoá tuỷ xương, sau phẫu thuật cắt bỏ lách,…
  • Trong trường hợp giảm, dấu hiệu của: suy tủy, ức chế tuỷ xương hoặc thay tủy, phì đại lách, hóa trị, ban xuất huyết sau truyền máu,…

PDW – Độ phân bố tiểu cầu

  • Ngưỡng bình thường trong khoảng 6 – 18 %.
  • Chỉ số tăng trong trường hợp: ung thư phổi, nhiễm khuẩn huyết gram dương, bệnh hồng cầu liềm,…
  • Trong trường hợp giảm, dấu hiệu của: nghiện rượu

MPV  – Thể tích trung bình của tiểu cầu

  • Ngưỡng bình thường trong khoảng 6,5 – 11fL
  • Chỉ số tăng trong trường hợp: bệnh tim mạch, nhiễm độc do tuyến giáp, bệnh tiểu đường, stress,…
  • Trong trường hợp giảm, dấu hiệu của:, thiếu máu nguyên hồng cầu, bệnh bạch cầu cấp tính, thiếu máu do bất sản, hóa trị…

Ý nghĩa của kết quả xét nghiệm Testosterone

Nồng độ xét nghiệm Testosterone chuẩn theo độ tuổi

Trẻ sơ sinh và trẻ em

Tuổi Bé trai (ng/dl) Bé gái ( ng/dl)
0 đến 5 Tháng 75-400 20-80
6 tháng đến 9 tuổi Thấp hơn 7-20 Thấp hơn 7-20
10 tháng 11 tuổi Thấp hơn 7-130 Thấp hơn 7-44

Thanh thiếu niên

Tuổi Nam (ng/dl) Nữ ( ng/dl)
12 đến 13 tuổi Thấp hơn 7-800 Thấp hơn 7-75
14 tuổi Thấp hơn 7-1,200 Thấp hơn 7-75
15 to 16 tuổi 100-1,200 Thấp hơn 7-75

Người lớn

Tuổi Nam (ng/dl) Nữ (ng/dl)
17 – 18 tuổi 300-1,200 20-75
>= 19 tuổi 240-950 8-60

 

Kết quả thường thấy ở nam giới

  • Nồng độ testosterone cao: có thể các anh đang gặp vấn đề ở tinh hoàn và thượng thận. Đây là các vấn đề bệnh lý, hãy tham khảo chặt chẽ ý kiến của bác sĩ để có phương án chữa trị hiệu quả nhất
  • Mức testosterone thấp: có thể đến từ các bệnh di truyền, mãn tính, rối loạn nội tiết tố hoặc là do thói quen sinh hoạt, ăn uống thiếu điều độ. Đây cũng có thể không phải là do vấn đề bệnh lý, tuy nhiên vẫn nên nghe theo chỉ định của bác sĩ để có phương án giải quyết tốt nhất.

Kết quả thường thấy ở nữ giới

  • Nồng độ testosterone cao: là dấu hiệu của chứng PCOS – hội chứng buồng trứng đa nang, gây ảnh hưởng trực tiếp tới nội tiết tố của phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ, và đây là nguyên nhân chính dẫn đến vô sinh. Đây cũng là dấu hiệu của bệnh ung thư buồng trứng hoặc vấn đề ở tuyến thượng thận.
  • Mức testosterone thấp: là bình thường, nhưng mức cực thấp có thể chỉ ra bệnh Addison, một rối loạn của tuyến yên.

Kết quả thường thấy ở các bé trai

  • Testosterone cao: có thể là triệu chứng bệnh ung thư tinh hoàn hoặc thượng thận
  • Testosterone thấp:ở bé trai có thể là 1 số vấn đề khác cũng liên quan tới tinh hoàn, bao gồm cả đa chấn thương.

Lưu ý khi đi xét nghiệm máu

Để có kết quả xét nghiệm được chính xác, để có chẩn đoán được đúng nhất.

Khi đi xét nghiệm máu, các anh cần lưu ý những điều đơn giản sau:

Trước khi đi xét nghiệm máu

Trước khi đi xét nghiệm máu , các anh cần nhịn ăn một bữa trước khi làm xét nghiệm. Bởi khi thức ăn được tiêu hóá, các chất sẽ được hấp thụ trực tiếp vào máu. Điều đó rất có thể làm sai lệch kết quả xét nghiệm

Đặc biệt, với một số xét nghiệm cần độ chính xác cao, anh em cần nhịn ăn 12 tiếng trước khi xét nghiệm.

Không chỉ đồ ăn, mà cả các loại thức uống  đều có thể khiến kết quả xét nghiệm máu bị sai lệch. Ví dụ: Ở xét nghiệm chức năng gan, nếu uống rượu bia sẽ làm tăng men gan. Từ đó, làm sai lệch kết quả.

Tuy vậy, các anh vẫn có thể sử dụng nước lọc để tránh mất nước, suy nhược cơ thể.

Do đó, trước khi xét nghiệm, các anh nên hỏi ý kiến bác sỹ để có kết quả xét nghiệm chuẩn nhất nhé!

Quy trình lấy mẫu xét nghiệm máu

Xét nghiệm máu ở các cơ sở Y tế thông thường sẽ trải qua 5 bước sau:

Bước 1: Quấn tay với dải băng hoặc dây cao su để ngưng máu lưu thông

Bước 2: Sát trùng với bông cồn. Đưa kim tiêm vào vào tĩnh mạch, tránh đưa vào nhiều lần lấy ven, có thể gây sưng ở tay.

Bước 3: Gắn một ống với kim tiêm để máu chảy ra, lấy đủ lượng máu cần thiết.

Bước 4: Tháo dải băng hoặc miếng cao su sau khi lấy máu.

Bước 5: Thoa miếng gạc băng hoặc bông lên chỗ vừa tiêm

Bước 6: Dán băng cầm máu lên tay, sau đó lấy mẫu máu xét nghiệm

Sau khi xét nghiệm máu

Kể từ khi nhận được mẫu máu, kết quả xét nghiệm sẽ có sau khoảng 5-10 phút. Các xét nghiệm sinh hóa máu sẽ mất nhiều thời gian hơn. Trừ những xét nghiệm quá phức tạp, thời giian chờ kết quả cũng không đến một đến hai giờ.

Sau khi lấy kết quả xét nghiệm xong, các anh mang cùng với các kết quả khác (siêu âm, xét nghiệm tinh dịch đồ,…) trở lại cho bác sỹ điều trị để có chẩn đoán bệnh cuối cùng.

 

  •  
  •  
  •  
  •  
  •  

Bài viết đã được đăng ký bản quyền (DMCA). Quý vị copy nội dung hãy để lại link về bài gốc hoặc ghi rõ nguồn vuongthanhoan.vn. Xin cảm ơn!
Copyright © 2023 - 2024 | vuongthanhoan.vn | All Rights Reserved. DMCA.com Protection Status