Cẩm nang

Uống nước nhiều có tốt cho thận? Top 6 nhóm rau củ hữu ích

>>> Tham khảo bí quyết quan hệ lâu ra tới 60 phút rất đơn giản TẠI ĐÂY❤️

Uống nước nhiều có tốt cho thận không? Cùng Vương Thận Hoàn giải đáp câu hỏi này, và đưa ra giải pháp uống đủ nước tốt nhất với bài viết sau nhé!

Tại sao bạn cần uống nước?

Uống nước nhiều có tốt cho thận không?

Nước là thành phần hóa học chính của cơ thể và chiếm tới 70% trọng lượng cơ thể, bởi tất cả các tế bào, mô và cơ quan quan trọng của bạn đều cần tới nước để vận hành hiệu quả.

  • Do vậy, khi uống một lượng nước vừa đủ, cơ thể bạn sẽ có khả năng:
  • Loại bỏ chất thải nhờ vào việc đi tiêu, đi tiểu và mồ hôi thoát tại lỗ chân lông
  • Giữ nhiệt độ luôn ở mức bình thường
  • Bôi trơn phần cơ bắp, xương khớp và đệm khớp, đồng thời bảo vệ các mô nhạy cảm

Cùng với muối, khoáng chất và các loại hormone khác, nước được điều hòa và cân bằng tại thận, qua đó nước sẽ được thải lọc ít nhất 2 lần, để tái hấp thụ dưỡng chất, trở thành nước tiểu và thoát ra khỏi cơ thể thông qua niệu đạo.

Do vậy, khi thiếu nước, cơ thể sẽ lập tức phản ứng, và thận chính là bộ phận đầu tiên tiếp nhận những phản ứng xấu này. Chỉ cần mất nước nhẹ, anh em sẽ ngay lập tức cảm thấy mệt mỏi, làm tiêu hao năng lượng tổng quát, khiến cơ thể mất sức, khó chịu dẫn đến choáng váng!

Nên uống bao nhiêu lít nước mỗi ngày?

Uống nước nhiều có tốt cho thận không?

Đối với người lớn, khuyến nghị chung từ Học viện Khoa học, Kỹ thuật và Y học Quốc gia Hoa Kỳ, nên uống từ 2,7 lít (phụ nữ) tới 3,7 lít (nam giới) nước mỗi ngày để đảm bảo trơn tru hoá hoạt động của co cơ thể.

Tuy nhiên, cần lưu ý rằng, đây là lượng nước tương đối, còn tùy thuộc vào thể trạng vật lý, nhu cầu hoạt động cũng như tần suất hoạt động hàng ngày của mỗi người, cụ thể như:

  • Địa điểm sống trong khu vực nóng ẩm, hay khô lạnh. Cơ thể sẽ cần nhiều nước hơn nếu ở trong khí hậu khô ráo, với lượng nước tiêu thụ nhiều hơn
  • Chế độ ăn uống: uống đồ có nhiều caffein như trà và cà phê sẽ khiến cơ thể mất nước do đi tiểu nhiều hơn. Ăn đồ mặn, cay và nhiều đường cũng gây khát nước.
  • Ngoài ra, mọi người cũng nên uống nhiều nước hơn nếu không ăn nhiều hoa quả hoặc trái cây, bởi đây chính là lượng nước tự nhiên đến thực phẩm.
  • Nhiệt độ hoặc mùa cũng khiến nhu cầu uống nước của cơ thể thay đổi do lượng mồ hôi tiết ra không đều, thông thường sẽ uống nhiều nước hơn vào tháng ấm, và ít nước hơn vào tháng lạnh.
  • Môi trường sinh hoạt và làm việc của bạn. Những ai làm việc ngoài trời dưới nhiều ánh nắng, hoặc trong nhiệt độ nóng hoặc dùng nhiều lò sưởi, sẽ cảm thấy dễ khát hơn.
  • Mức độ hoạt động của bạn: những ai làm việc chân tay, phải vận động và bê vác nặng sẽ cần nhiều nước hơn so với dân văn phòng. Ngoài ra, các bài tập luyện cũng ảnh hưởng đến lượng nước của bạn, với cường độ càng căng sẽ khiến cơ thể cần nhiều nước hơn để bù lượng nước bị mất đi.
  • Cơ thể cũng sẽ cần nhiều nước hơn nếu bị ốm sốt hoặc nhiễm trùng. Đặc biệt, với những ai có sử dụng thuốc lợi tiểu, hoặc có bệnh lý nền như tiểu đường, suy thận hay tim mạch cũng cần tới nhiều nước.
  • Bà mẹ đang mang thai hoặc cho con bú cũng sẽ uống nhiều nước hơn.

Công thức: Nước (lít) mỗi ngày = Cân nặng (Kg) x 0,033

Cân nặng (kg) Lượng nước cần uống (L)
40kg 1.2L
45kg 1.35L
50kg 1.5L
55kg 1.65L
60kg 1.8L
65kg 1.95L
70kg 2.1L
75kg 2.25L
80kg 2.4L
85kg 2.55L
90kg 2.7L
95kg 2.85L

Bảng: Lượng nước nên hấp thụ mỗi ngày dựa theo cân nặng

Lưu ý rằng: Đây là bảng tính cân đối, còn tùy thuộc vào giới tính, nhu cầu hoạt động và thói quen ăn uống hàng ngày của mỗi người.

Lợi ích khi uống đủ nước

  • Uống đủ nước hỗ trợ hoạt động tại gan và thận, giảm nguy cơ sỏi thận
  • Tốt cho da, hỗ trợ tiêu hóa và ngăn ngừa táo bón
  • Sạch miệng, khiến hơi thở và cơ thể thơm tho, quyến rũ hơn
  • Hỗ trợ mang oxy và chất dinh dưỡng tới từng tế bào trong cơ thể
  • Hỗ trợ ổn định huyết áp và nhịp tim
  • Hỗ trợ tăng cường hoạt động tại khớp và chức năng khớp
  • Điều hòa nhiệt độ cơ thể
  • Làm giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư, bệnh tim, huyết áp cao, sỏi thận và đột quỵ

Người bị thận yếu có nên uống nhiều nước không?

Tốt nhất, hãy uống đủ nước, song song với bổ sung lượng khoáng chất tự nhiên từ thực phẩm để đảm bảo nhu cầu hoạt động của thận. Suy giảm chức năng thận có thể dẫn tới các vấn đề lọc thải, tới các bệnh lý nghiêm trọng như sỏi thận hay suy thận mãn tính.

Người có thận yếu, hay mắc bệnh thận nói chung vẫn có thể uống trà và cafe nhưng cần ở nồng độ vừa phải và tuyệt đối tránh sử dụng nước ngọt có ga và đồ uống thể thao, đặc biệt là những loại có chứa nhiều đường, bơ và sữa.

Ngoài ra, các bệnh nhân mắc bệnh thận và phải chạy thận mãn tính, đặc biệt cần lưu ý về lượng nước sử dụng, và cần tham khảo ý kiến của bác sĩ.

Uống nước nhiều có tốt cho thận?

Uống nước nhiều có tốt cho thận không?

Vậy, uống nước thế nào là đúng?

  • Uống từng ngụm nhỏ thật chậm, để giảm áp lực cho thận, tránh uống nước kiểu ‘ừng ực’ với 1 lượng nước lớn dồn xuống. Uống các ngụm nước nhỏ dưới 100ml, sau khi đã ngấm sâu vào khoang miệng thì mới nuốt.
  • Uống nước ấm hoặc ở nhiệt độ phòng, để tránh bị cảm, mắc bệnh đường hô hấp. Uống nước ấm còn giúp làm ấm cơ thể, có tác động tốt tới đường ruột, qua đó kích thích tuần hoàn máu.
  • Uống nước đều trong ngày để tránh cảm giác khát khô cổ (Đây là lúc cơ thể bạn thực sự đã ‘cạn kiệt’ nước trong thận, qua đó hormone gửi tín hiệu SOS nghiêm trọng tới não thúc đẩy bạn uống nước).
  • Thời điểm tốt nhất để uống nước: đầu giờ sáng, trong và giữa các bữa ăn, trước, trong và sau khi tập thể dục và bất cứ khi nào bạn cảm thấy khát

Uống quá nhiều nước cũng là một vấn đề, đặc biệt với những ai có thể trạng khỏe mạnh, bởi khi uống quá nhiều nước, thận sẽ không thể loại bỏ lượng nước dư thừa. Hàm lượng natri trong máu dần loãng hơn.

Hạ natri trong máu khiến cơ thể ngộ độc nước, với các biểu hiện đau lưng, chuột rút, mệt mỏi, căng thẳng… có thể gây tổn thương tim và hại não… đe dọa tính mạng.

Cần lưu ý rằng, hạ natri và kali trong cơ thể đặc biệt nguy hiểm, và dẫn tới biến chứng rất xấu tới sức khỏe người bệnh, đặc biệt với những ai bị yếu tim thận.

Uống quá ít nước gây ra nhiều vấn đề bệnh lý không kém, đặc biệt hại tới da, lão hóa sớm, nguyên nhân chính gây sỏi thận, bệnh gút, đau cơ khớp và có thể bị ngất bất chợt do cơ thể thiếu hụt nước quan trọng. Tốt nhất, hãy kiểm soát thật tốt lượng nước đang uống nhé!

Tips: Anh em hoàn toàn có thể kiểm soát lượng nước cần uống thông qua việc theo dõi màu sắc và tình trạng của nước tiểu.

Nếu mọi người uống đủ nước với các loại nước ‘lành mạnh’ như nước trái cây, hoặc sữa ít béo… thì nước tiểu sẽ có màu vàng nhạt hoặc không màu.

Nước tiểu đặc hơn với màu sẫm màu vàng đục cho thấy cơ thể đang mất nước. Trung bình mỗi ngày, cơ thể sẽ thải ra khoảng 1,5 lít nước tiểu.

Uống nước kết hợp với chế độ sinh hoạt lành mạnh

Lý do cần uống nước nhiều có tốt cho thận?

Theo chuyên gia tư vấn cao cấp Gaurav Jain, khoa Nội khoa, Bệnh viện Chuyên khoa Dharamshila Narayana, cơ thể cần được tiếp nhận lượng nước vừa đủ tới từ nhiều nguồn khác nhau.

Do vậy, không nhất thiết anh em phải uống đủ lượng nước lọc, mà có thể hấp thụ từ các nguồn khác (với tỷ lệ hợp lý 50-50) để đảm bảo mức điện giải cần thiết. 50% nước dưới dạng khác có thể là trái cây hoa quả, sữa ít béo và các loại rau xanh.

Các loại nước nên uống

  • Nước lọc, nước ấm ở nhiệt độ trong phòng
  • Nước ép từ hoa quả tự nhiên, uống hết trong ngày
  • Cafe và trà pha đúng tỉ lệ

Trái cây, rau củ cung cấp khoáng chất tốt cho cơ thể

Anh em có thể uống nước nhiều có tốt cho thận thông qua chế độ ăn uống cân bằng với các loại rau củ có lượng nước và khoáng chất dồi dào.

  • Dưa hấu lý tưởng, nhờ vào hàm lượng nước lên tới 92%, cùng với rất nhiều khoáng chất quan trọng như muối, canxi và magiê, Kali, Vitamin A và Vitamin C.
  • Thân cần tây chứa tới 95% nước, là nguồn cung cấp chất xơ và giàu khoáng chất, Kali và Vitamin K
  • Dưa chuột chứa tới 96% nước, không có chất béo bão hòa và cholesterol. Đây là nguồn cung cấp Vitamin K, Vitamin B6 và sắt tự nhiên rất hợp lý.
  • Dâu tây chứa tới 92% nước, đặc biệt với các quả mọng, là nguồn cung cấp chất xơ và Vitamin C
  • Rau diếp, xà lách có tới 96% nước
  • Nước dừa có hàm lượng carbohydrate thấp và là nguồn cung cấp kali tự nhiên. Các nghiên cứu gần đây đã chứng minh rằng dừa là thức uống tự nhiên hiệu quả để bù nước sau khi vận động nhẹ. Đối với những buổi tập đổ mồ hôi nhiều hơn, nước dừa dường như cũng đem đến hiệu quả tương tự.

Dứt điểm thận yếu với Vương Thận Hoàn

Theo Y học Cổ truyền, tăng khả năng tàng tinh ở thận Âm để phát triển hoạt động Dương, qua đó bổ thận tráng dương là việc làm cực kì quan trọng để tăng khả năng ôn ấm và điều hòa khí huyết tại thận tới cơ thể.

Do vậy, Vương Thận Hoàn đã được bào chế, tuân thủ theo nguyên lý Bồi bổ Ngũ tạng, qua đó tăng khả năng và sức mạnh tại Thận với 14 thảo dược tự nhiên với quy trình vận hành sản xuất đều theo tiêu chuẩn GMP.

Ngoài khả năng bồi bổ thận để hỗ trợ điều trị thận yếu đi tiểu rắt, tiểu nhiều, ổn định chức năng thận, Vương Thận Hoàn cung cấp tới nhóm 5 thảo dược quan trọng để vừa tăng khả năng ‘tàng tinh’ mà vẫn đẩy cao sức mạnh tại thận.

Quan trọng hơn hết, để làm mát cũng như hỗ trợ cho chức năng của 5 dược liệu này, Atiso, giảo cổ lam và cây lá gan cũng được thêm vào để đồng thời bổ gan thận, với khả năng làm lợi tiểu, tốt cho tiêu hóa, điều trị và xử lý triệt để tiểu rắt, tiểu buốt.

  • Ôn ấm thận dương, bồi bổ thận âm
  • Hỗ trợ điều trị tiểu rắt, tiểu buốt
  • Tăng cường tuần hoàn máu, ổn định huyết áp
  • Giảm căng thẳng, lo âu, ngủ ngon hơn
  • Tăng khả năng hấp thụ nước, thải độc của cơ thể

Tóm tắt

Vậy, uống nước nhiều có tốt cho thận? Nước chiếm tới 70% tổng khối lượng cơ thể con người đủ cho thấy tầm quan trọng của nước tới sức khỏe nói chung. Vậy uống bao nhiêu nước là đủ? Hãy lắng nghe cơ thể và nhu cầu của bạn, phân bổ hấp thụ lượng nước đồng đều từ nhiều nguồn, để có được sức khỏe tốt nhất nhé!

  •  
  •  
  •  
  •  
  •  

Bài viết đã được đăng ký bản quyền (DMCA). Quý vị copy nội dung hãy để lại link về bài gốc hoặc ghi rõ nguồn vuongthanhoan.vn. Xin cảm ơn!
Copyright © 2023 - 2024 | vuongthanhoan.vn | All Rights Reserved. DMCA.com Protection Status