Cẩm nang

[THỰC HƯ] 8 tác dụng của đan sâm không phải ai cũng biết!

>>> Tham khảo bí quyết quan hệ lâu ra tới 60 phút rất đơn giản TẠI ĐÂY❤️

Tác dụng của đan sâm là cung cấp một lượng vitamin và dưỡng chất cực kì dồi dào, trong việc bảo vệ sức khoẻ tim mạch, hỗ trợ hoạt động ở gan và thận; phòng chống bệnh máu đông, hỗ trợ đẩy lùi chứng thượng mã phong, truỵ tim và rối loạn cương dương ở nam giới khi làm chuyện ấy. 

Tất cả các tác dụng của đan sâm kể trên đều nhờ vào lượng khoáng chất dồi dào như tanshinones chống viêm, polyphenolics ngăn sự thoái hoá mô, rosmarinic acid ngăn xơ vữa tim mạch, với hợp chất Coumarin anticoagulants chống đông máu tự nhiên, cùng sự góp mặt quan trọng của Vitamin E và Photpho. 

Tâm (tim) là chủ thể của sự sống, còn thận là chủ thể của sinh dục. Theo Tây Y thận thuộc hệ tiết niệu, là nơi nhận máu và dưỡng chất từ hệ tuần hoàn, từ tim. Khi tim gặp vấn đề mà thận vẫn cố công hoạt động quá sức, sẽ gây nên rất nhiều biến chứng cho sức khoẻ, điển hình là chứng thượng mã phong cực kỳ nguy hiểm.

Đan sâm là gì

Đan sâm, còn có nghĩa là cây sâm có rễ và vỏ rễ màu đỏ tía, là sâm bản địa ở Trung Quốc và Nhật Bản, mới được du nhập tới vùng núi Tam Đảo phía Bắc Việt Nam, ưa khí hậu nóng ẩm, và thường sinh sống ở khu vực có độ cao từ 90 đến 1.200m so với mặt nước biển, thường mọc ở khu vực nhiều cỏ, trong rừng, sườn núi và dọc các bờ suối. Tên khoa học của đan sâm là Salvia miltiorrhiza Bunge, thuộc hoa Hoa môi.

Đan sâm, hay còn gọi là đa sâm, huyết sâm, xích sâm, huyết căn, cứu thảo và xôn đỏ có vị đắng, tính hàn, với tác dụng trực tiếp vào Tâm (tim) và Can (Gan), là thần dược để bổ máu và lưu thông máu, với tác dụng của đan sâm hiệu quả ở cả nam (tăng cường sinh lực) và nữ (dành cho phụ nữ trước và sau kết hôn; hỗ trợ lưu thông máu vào thời kỳ kinh nguyệt).

Cây đan sâm có hình dáng là cây cỏ nhỏ, sống lâu năm trên đồi núi, với chiều cao trung bình khoảng 50cm khi trưởng thành, với phần thân vuông, với các gân dọc theo thân. Có 3-7 lá chét, kép mọc đối, có răng cưa, với mặt trên màu xanh có lông nhỏ. Hoa đan sâm có màu tím nhạt hoặc màu trắng, với phần quả nhỏ và dài, rễ ngắn, hình trụ dài, hơi queo quắt phân nhánh, và phần rễ con lua tua, phần vỏ màu đỏ nâu hoặc đen, khi già sẽ rất dễ bóc vỏ rễ.  

Tác dụng của đan sâm chính là bảo vệ hệ thống và vận hành tim mạch ở cơ thể con người, thường được chế biến theo cách nấu, sắc, ướp, làm cao hoặc tạo bột, với phần dinh dưỡng và tác dụng chính là ở phần rễ của cây, với chất cứng và khá giòn, phẳng và đặc, xếp theo hình xuyên tâm.

Tác dụng của đan sâm là thần dược để phục hồi chấn thương cơ bắp sưng tấy hay sau phẫu thuật; phối hợp với đương quy và táo nhân còn có tác dụng chữa trị bệnh co thắt động mạch vành tim, hạn chế bệnh nhồi máu cơ tim và trụy tim, và phòng ngừa đông máu.

Phân biệt đan sâm thật/ giả

Chi sâm luôn là dược liệu tự nhiên quý hiếm, bất kể là loại sâm này, bởi sâm tự nhiên tốt hơn rất nhiều, với tuổi thọ rất cao, so với sâm trồng theo một số nghiên cứu khoa học đã được công bố.

Vì vậy, người tiêu dùng cần nhận biết được loại tự nhiên và nuôi trùng, với một số lưu ý như: Rễ của sâm tự nhiên thường khá thô, queo quát và ngắn hơn thân củ sâm một chút. Đầu trên của sâm có đường vằn ngang nhỏ và sâu, với khá nhiều tua thân rễ, tạo sự gồ ghề.

Ngoài ra, sâm thật thường khá rắn chắc, với ngoại hình không đẹp. Ngoài ra, người dùng nên lựa chọn mua đan sâm ở các cơ sở lâu nắm uy tín, bởi đan sâm rất khó phân biệt, với loại kém chất lượng có nồng độ dinh dưỡng khá kém, gây ra những biến chứng không tốt cho sức khoẻ. 

Giá bán: So với các loại sâm khác, đan sâm có giá bán khá phải chăng, chỉ khoảng 160,000VND/ 500g.

Tác dụng của đan sâm tới sức khoẻ

Thành phần hoá học của đan sâm

Tác dụng của đan sâm cung cấp hai loại hoạt chất dinh dưỡng hoà tan trong nước và trong mỡ, qua đó đẩy mạnh dược tính có lợi cho sức khoẻ con người, với hàng loạt các dưỡng chất quan trọng như sau:

Tanshinones: thành phần chống viêm cực kỳ quan trọng có trong tác dụng của đan sâm; kích hoạt hệ thống miễn dịch và gây ức chế các nội độc tố gây chết người của cơ thể, với tác dụng chính là bảo vệ hệ tuần hoàn và lưu thông máu tim mạch. Đây vốn là hợp chất hoá học, bao gồm 3 biến thể dihydrotanshinone, tanshinone I và tanshinone IIA, có nồng độ cực kì dồi dào trong đan sâm. 

Polyphenolics là hoá chất thực vật cực kì quan trọng cho sức khoẻ con người, với hơn 8.000 dạng, được tìm thấy rất nhiều trong các loại hoa quả, sô cô la, rau, trà và rượu… đặc biệt dồi dào trong tác dụng của đan sâm. Đây là dưỡng chất ngăn ngừa sự thoái hoá mô tế bào, chống lại gốc tự do, điều trị viêm ổn định huyết áp và sức khoẻ tim mạch, thúc đẩy khả năng vận động của não, và duy trì lượng đường ổn định trong máu.

Polyphenol rất đa dạng về mặt cấu trúc, điểm hình bao gồm flavonoid, ellagitannin và axit tannic. Bạn có thể tham khảo sử dụng các loại thực phẩm sau, kết hợp với tác dụng của đan sâm để đẩy mạnh hoá chất Polyphenolics được hấp thụ vào cơ thể:

  • 100gr Đinh hương chứa 15,188 mgr polyphenol
  • 100gr hoa atiso xanh 260 mgr polyphenol
  • 100gr socola nguyên chất chứa 1664mgr polyphenol
  • 100gr cacao chứa khoảng 3.448 mg polyphenol
  • 100gr tá chứa 136 mgr polyphenol
  • 100gr hạt phỉ chứa 495mgr polyphenol.

Rosmarinic acid

Đây là hợp chất chống oxi hóa tự nhiên CỰC KỲ mạnh, có trong rất nhiều loại thực vật, bao gồm họ Boraginaceae, họ Bầu bí, Tiliaceae, Umbelliferae, Hoa môi và Boraginaceae, với khả năng trung hoà độc tố. Rosmarinic có khả năng mạnh hơn cả vitamin E, axit chlorogenic, axit folic và axit caffeic, để ngăn ngừa các thiệt hại gây ra từ gốc tự do, giảm nguy cơ ung thư và xơ vữa động mạch.

Hơn thế nữa, rosmarinic acid còn có khả năng chống viêm, vi khuẩn, virus và sự phát triển của các khối u thành mãn tính, và ức chế sự xuống cấp của elastin, kéo dài tuổi xuân.

Flavonoid trong tác dụng của đan sâm, bao gồm cirsimaritin, salvigenin và genkwanin ngăn ngừa quá trình oxy hoá cho cơ thể, qua đó bảo vệ đan sâm khỏi các bệnh vi khuẩn nấm sâu. Hơn thế nữa, flavonoid còn hỗ trợ hấp thu dưỡng chất, đảo ngược quá trình lão hoá, tránh được các bệnh ung thư mãn tính, ung thư tiền liệt tuyến.

Coumarin anticoagulants

Đây là hoạt chất chống đông máu tự nhiên, với khả năng điều trị chứng huyết khối cực kì tốt, hỗ trợ chữa lành các vấn đề liên quan tới chảy máu, qua đó đẩy mạnh khả năng lưu thông tuần hoàn máu.

Ngoài ra, tác dụng của đan sâm còn chứa rất nhiều dưỡng chất Vitamin E và photpho, hai hoạt chất không thể thiếu trong việc đẩy mạnh khả năng tự miễn dịch (Vitamin E), là khoáng chất thiết yếu tới sức khoẻ của răng và xương (photpho), qua đó đảm bảo sức khoẻ cơ thể và nhịp tim được hoạt động bình thường. 

Vitamin E là thành phần tăng cường hệ miễn dịch, kết hợp với các loại hoạt chất dinh dưỡng khác, có vai trò rất quan trọng trong chống lão hoá của cơ thể, thể hiện luôn trên da và điều hoà kinh nguyệt ở chị em phụ nữ.

Photpho, thuộc tác dụng của đan sâm, có tầm vai trò rất quan trọng trong quá trình vận động và phát triển cơ bắp, tính năng đông máu và hỗ trợ hoạt động chức năng ở thận, hệ thần kinh và hỗ trợ tái tạo mô, tế bào, đây cũng là thành phần hỗ trợ cơ thể sử dụng năng lượng đã được nạp từ nguồn dinh dưỡng an toàn.

Kết hợp tất cả các nguyên tố trên, có thể thấy tác dụng của đan sâm  kì quan trọng trong việc hỗ trợ chữa trị rối loạn cương dương và yếu sinh lý ở nam giới, bằng cách tăng cường hoạt động của tim, điều hoà cholesterol và huyết áp trong cơ thể. 

Vai trò quan trọng của đan sâm với Tâm (tim)

Trong Tây Y, tâm (tim) chính là trung tâm của mọi sự vận hành và tuần hoàn, với vai trò tiếp dinh dưỡng, oxy và bơm máu tới động mạch tới tất cả các bộ phận khác trên cơ thể, đồng thời loại bỏ tạp chất trong quá trình tuần hoàn của cơ thể.

Trong khi đó, thận thuộc tiết niệu, là nơi nhận máu và dưỡng chất từ tim. Do vậy, khi tim gặp vấn đề mà thận vẫn cố công hoạt động quá sức, hoàn toàn có thể gây nên chứng đột quỵ dẫn đến tử vong khi làm chuyện ấy, đặc biệt hay xảy ra ở đàn ông, hay còn gọi là chứng thượng mã phong cực kỳ nguy hiểm.

Theo Y học Đông Y, thận mang tính Thuỷ, là chủ thể của Sinh dục, với tính chất ‘tĩnh’ và ‘tàng’, là nơi dự trữ mọi tinh hoa và những gì quan trọng nhất trong quá trình vận hành khí và tinh, thông qua huyết (máu). Tâm lại tính ‘Hoả’, chủ thể của sự sống, có vai trò cung cấp năng lượng làm ấm Thận, còn thận lại có vai trò tích trữ sinh lực, là nguồn dinh dưỡng của Tâm. 

Do vậy, thiếu Hoả từ Tâm (tim) sẽ khiến Thận bị lạnh, gây đau buốt ở nửa phần dưới. Hơn thế nữa, nếu không cung cấp đủ tính Thuỷ, sẽ khiến Tâm phát hoả ở nửa phần trên cơ thể, dẫn đến các vấn đề mất ngủ, mê sảng và có thể dẫn đến tử vong.  

Tác dụng của đan sâm tới sức khoẻ

Tác dụng của đan sâm phòng ngừa đột quỵ tim

Hỗn hợp 4 dưỡng chất Danshensu (Salvia miltiorrhiza Bge.) axit lactic, Tanshinone IIA, matrine, oxymatrine và puerarin, theo tỷ lệ 1:1:1:1 chính là thần dinh dưỡng có sẵn trong tác dụng của đan sâm để điều trị xơ vữa động mạc và cản trở các yếu tố xấu, ảnh hưởng đến quá trình cung cấp máu tới tim.

Như những hoạt chất khoa học được liệt kê ở trên, theo Đông Y cổ truyền, tác dụng của đan sâm là giảm vón cục máu trong các huyết mạch, với 2 cơ chế rõ ràng, tuy nhiên cùng 1 mục tiêu là phân tách tế bào máu, giảm các vấn đề liên quan tới tắc nghẽn lưu thông khí huyết:

  • Đầu tiên, tác dụng của đan sâm hạn chế độ dính của các thành phần trong tế bào máu, hay còn gọi là tiểu huyết cầu, qua đó giảm việc ra các tơ huyết fibrin, thành phần sợi protein chính với hư hại tạo cục nghẽn trong mao mạch máu.
  • Ngoài ra, các hoạt chất, tác dụng của đan sâm còn hỗ trợ nới lỏng, giãn mạch, đặc biệt với các đường tĩnh mạch và động mạch gần tim, qua đó tăng cường lưu thông máu, chất lượng hoạt động hiệu quả và điều tiết oxy tới máu ở tim. 
  • Tác dụng của đan sâm còn là hỗ trợ chống xơ vữa, ngưng kết tiểu cầu và tạp chất trong cơ thể, qua đó phòng ngừa bệnh nhồi máu cơ tim.
  • Cuối cùng, tác dụng của đan sâm còn là bảo vệ lớp lót và biểu bì của động mạch, và bảo vệ các ống dẫn máu này, qua đó điều hoà lực đẩy của tim.
  • Tác dụng của đan sâm hỗ trợ chữa bệnh động mạch vành, với nghiên cứu so sánh Đan sâm với thuốc Isosorbide dinitrate trên 1536 đối tượng mắc bệnh đau co thắt ngực. Kết quả cho thấy, nhóm sử dụng đan sâm để giảm co thắt ngực, có hiệu quả cải thiện tốt hơn, với tỉ lệ 93,4% so với 73,8% các bệnh nhân dùng Isosorbid dinitrat.

Với các tác dụng của đan sâm kể trên, có thể thấy sự hiệu quả đến từ loài thảo dược tự nhiên này, bao gồm cả cơ chế hồi phục hoạt động của tim sau đột quỵ và hiện tượng nhịp tim. Tuy nhiên, những ai mắc bệnh về tim mạch, tốt nhất vẫn nên nghe theo khuyến cáo bác sĩ khi quyết định dùng tác dụng của đan sâm dài ngày.

Do vậy, từ lâu, tác dụng của đan sâm đã được biết đến như một thần dược bảo vệ cơ quan tim mạch, hệ miễn dịch cũng như tăng chất lượng của máu, phòng tránh các bệnh nguy hiểm dẫn đến truỵ tim và tử vong.

Điều hoà nồng độ cholesterol và khả năng chống oxy hoá

Ngoài khả năng hỗ trợ hoạt động của tim kể trên, tác dụng của đan sâm còn là khả năng hỗ trợ sức khoẻ người cao tuổi, giảm lượng cholresterol LDL xấu, và chống lại quá trình oxy hoá của cơ thể.

Các kết quả nghiên cứu cho thấy tác dụng của đan sâm trong việc giảm lượng glucose máu, tăng độ nhạy cảm với insulin qua đó hỗ trợ giảm cholesterol LDL toàn phần và tăng lượng cholesterol HDL cho cơ thể, thí nghiệm được thử nghiệm trên động vật. Tác dụng của đan sâm cung cấp lượng SAB khá lớn, là dinh dưỡng có khả năng chống lại quá trình oxy hóa mạnh ở người già, qua đó loại bỏ các gốc tự do gây hại, bổ trợ khả năng chống viêm và bảo vệ tế bào, tất cả nhờ vào tác dụng của đan sâm.

Tác dụng của đan sâm tới nam giới

Phòng ngừa bệnh thượng mã phong 

Kết quả nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Y học cổ truyền Trung Quốc, tác dụng chính của rễ đan sâm chính là ngăn lại tình trạng quá tải ion canxi, trong các sợi cơ tim, hỗ trợ những người bị rối loạn nhịp tim, là nguyên nhân chính dẫn đến thiếu máu cơ tim và phì đại cơ tim, để tim được đập và hoạt động an toàn và hiệu quả trong lúc làm ‘chuyện ấy’.

Ngoài ra, các dưỡng chất dồi dào trong tác dụng của đan sâm còn hỗ trợ lưu thông và tuần hoàn máu tới tim và từ tim đi ra các động mạch trên cơ thể và phòng ngừa bệnh viêm mạch vành tim ở nam giới. Qua đó, tác dụng của đan sâm hỗ trợ phòng ngừa bệnh thượng mã phong, hay còn gọi là chứng trúng phong ở nam giới.

Đan sâm tăng khả năng cương dương ở nam giới

Một tác dụng của đan sâm còn là ngăn ngừa bệnh máu đông, kết hợp tăng chất lượng máu được lưu thông. Qua đó, các triệu chứng đứt đoạn, khó thở hay mệt mỏi sẽ được giảm sút, làm suy giảm chứng rối loạn nhịp tim, làm giãn mạch máu tiểu động mạch và mao mạch, hỗ trợ tăng tuần hoàn và giảm ứ huyết (tắc máu) cho cả cơ thể. Đây đều là những công dụng hỗ trợ quá trình cương dương ở nam giới diễn ra đơn giản hơn, sau khi được kích thích, ‘vào hiệp’ nhẹ nhàng hơn khi làm chuyện ấy.

Tác dụng của đan sâm với gan

Tác dụng của đan sâm đặc biệt quan trọng nhờ vào khả năng cản trở sự phát triển của bệnh xơ gan, ngăn ngừa quá trình hình thành sợi dạng sẹo có trong gan, với nguyên lý các sợi dinh dưỡng trong đan sâm, tuy không có quá nhiều dinh dưỡgg, nhưng lại chèn ép vào hoạt động của gan, giảm thiểu khả năng gây xơ hóa gan cũng như các tổn thương do bệnh này gây ra.

Bệnh thiếu máu cục bộ IFI, ischemia reperfusion injury, gây tổn thương toàn phần cho gan sau phẫu thuật khi gan thiếu oxy, cũng có thể được đẩy lùi nhờ tác dụng của đan sâm dạng củ. Do vậy, tác dụng của đan sâm đặc biệt quan trọng trong quá trình hồi phục sức khỏe người bệnh sau phẫu thuật gan thận, kết hợp với các bài tập đi lại và hoạt động hồi phục chức năng. Tác dụng của đan sâm còn hỗ trợ giải rượu và giải độc ở gan.

Đan sâm hỗ trợ hoạt động ở thận 

Kết quả nghiên cứu sâu hơn về tác dụng của đan sâm với thận còn cho thấy, đan sâm bảo vệ tế bào thận khỏi bệnh tiểu đường – căn bệnh ảnh hưởng trực tiếp tới sức khoẻ tổng quát và sinh lý nam giới.

Hơn thế nữa, tác dụng của đan sâm còn là phục hồi chức năng cho những người vừa được cấy thận (theo kết quả nghiên cứu trên động vật đã được công bố theo ScienceDirect), những đối tượng bị suy thận, cùng với các hoạt chất năng động đẩy lùi quá trình lão hoá ở thận. 

Tác dụng của đan sâm ngăn ngừa ung thư và suy giảm hoạt động bệnh HIV

Tác dụng của đan sâm diệu kỳ trong khả năng chống lại các hoạt hoá của tế bào ung thư, và người đã nhiễm bệnh HIV, theo cơ chế ngăn chặn sự phân bào của tế bào ung thư, vì vậy làm chậm lại quá trình di căn diễn ra trong cơ thể ở bệnh nhân ung thư. Tác dụng của đan sâm tiêu diệt tế bào ung thư bằng cách:

  • Tạo ra các phản ứng oxy hoá học trong tế bào ung thư, để phá hỏng DNA xấu.
  • Kích hoạt các phân tử tốt trong tế bào ung thư để làm chết và ngăn chặn sự phát triển tế bào ung thư, biến đổi tế bào ung thư thành tế bào lành tính
  • Cắt đường sống của các loại tế bào nguy hại, ngưng cung cấp máu và dưỡng chất cho khối u, khiến khối u bị ‘chết đói’ và đào thải.

Với bệnh HIV/ AIDs, tác dụng của đan sâm cung cấp dưỡng chất năng động, là ‘thần dược’ can thiệp sâu để ngăn chặn HIV-1 integraza, enzyme rất xấu mà virus cần để nhân bản tế bảo nguy hại.

Lưu ý khi sử dụng đan sâm

  • Tác dụng của đan sâm có thể gây ra phản ứng phụ như ngứa, đau bụng và giảm cảm giác thèm ăn khi sử dụng thường xuyên. 
  • Hiện tượng giảm tiểu cầu khi sử dụng đan sâm thường xuyên, bao gồm việc gây buồn ngủ và hơi chóng mặt. 
  • Tác dụng của đan sâm còn làm giảm huyết áp, vì vậy những ai bị bệnh huyết áp thấp cần tránh sử dụng loại sâm này
  • Đan sâm rất úy diêm thủy, kỵ giấm và phản Lê Lô. Vì vậy, vui lòng không sử dụng đan sâm cùng các loại thuốc Đông Y này để tránh tác dụng phụ, ảnh hưởng tới cơ thể.
  • Người bị rối loạn chảy máu nên cẩn thận với khả năng chống đông máu, tác dụng của đan sâm. Vì vậy, nếu bạn đang có sẵn các dấu hiệu về rối loạn chảy máu, vui lòng uống đan sâm theo kê đơn của bác sĩ.
  • Tác dụng của đan sâm có hoạt chất phản ứng với một số loại thuốc Tây và dược liệu Đông Y, do vậy khi quyết định sử dụng đan sâm và cơ thể bạn có sẵn bệnh, vui lòng tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi quyết định uống đan sâm lâu ngày.

Cách bào chế đan sâm

Củ đan sâm tươi

Củ đan sâm tươi, hay còn gọi là densen, là bộ phận của cây đan sâm có hàm lượng dinh dưỡng cao nhất.

Củ đan sâm sau khi thu hoạch là thể nguyên thuỷ của cây, với hàm lượng dinh dưỡng cao nhất với tác dụng của đan sâm rất tốt cho sức khoẻ, tuy nhiên không thể bảo quản được lâu khi tiếp xúc với môi trường bình thường. Do đó, củ đan sâm tươi thường được sơ chế thành dạng bột và cao (như liệt kê dưới đây). 

Ngoài ra, củ tươi có thể tận dụng được tác dụng của đan sâm, để nấu thành rất nhiều món ăn ngon miệng, trong đó bao gồm hầm gà, ếch hay nấu cháo để tăng cường sức khoẻ trực tiếp; hoặc ngâm rượu để dùng được lâu hơn với tác dụng bồi bổ sức khoẻ tim mạch và tăng cường chức năng sinh lý. 

Sau khi thu hoạch, đan sâm tươi thông thường sẽ được làm sạch rất kĩ càng, ủ mềm, thái lát sau đó đun kỹ với rượu đến khi khô, rồi đem đi phơi nắng hoặc sấy khô để bảo quản lâu ngày, cũng như để tiếp tục bào chế thành các dạng dược liệu tích trữ khác.

Bột đan sâm

Bột vốn là dạng bào chế khá phổ biến để bảo quản các loại dược liệu tự nhiên, dạng bột hỗ trợ dược liệu được lưu trọn vẹn dinh dưỡng cần thiết, bảo quản lâu hơn với cách chế biến sau đó rất tiện với người dùng. 

Bột đan sâm có hơi khác một chút so với cách bào chế các loại dưỡng chất khác, bởi sẽ phải sử dụng rượu trong quá trình bào bột. Đan sâm tươi rửa sạch cặn kẽ, rồi để ráo và ngâm với rượu trắng.

Sau đó, xao khô các loại nguyên liệu này trên chảo nóng cho đến khi săn cứng lại, rồi mới bỏ vào máy nghiền để tán bột. Bột đan sâm sau khi bào chế có thể pha trực tiếp với nước ấm, hoặc sắc lấy nước để uống hàng ngày!

Cao đan sâm

Cao đan sâm có mùi thơm đặc trưng, đã được chắt lọc và loại bỏ các tạp chất; mọi hoạt chất và dinh dưỡng của đan sâm qua đó được cô lại dưới dạng đặc, đem đến hiệu quả tối ưu, nếu so sánh với các cách bảo quản khác dành cho tác dụng của đan sâm.

Có vài loại cao bao gồm: Cao lỏng, cao cứng và cao mềm, trong đó cao cứng là loại được toàn vẹn dưỡng chất nhất, hoàn toàn có thể được ninh lỏng dễ dàng để cô cùng các loại dược phẩm tự nhiên khác.

Hiện nay, cao Đan Sâm đang được sử dụng trong chế biến viên thảo dược Vương Thận Hoàn, bởi dạng cao là thể cao nhất để đảm bảo nguồn dinh dưỡng của dược liệu trong Đông Y từ trước đến nay, tới tác dụng hỗ trợ sinh lý và cải thiện sức khoẻ nam giới. 

Cao đan sâm khi được sử dụng đúng cách hỗ trợ chữa trị bệnh tim rất tốt, để giảm cảm giác hồi hộp khó chịu, đau thắt lồng ngực, cũng như phòng ngừa bệnh máu đông hậu quả, tránh tối đa bệnh Thượng Mã Phong ở nam giới khi làm chuyện ấy. Với phụ nữ, tác dụng của đan sâm dạng cao còn có hiệu quả chữa bệnh vàng da, điều hoà kinh nguyệt, chảy máu tử cung; qua đó hỗ trợ an thai và chữa các vấn đề mẩn ngứa của da.

Cách sử dụng đan sâm

Tác dụng của đan sâm khi kết hợp Tam Thất

Đan sâm và Tam thất từ lâu đã được biết đến là ‘bộ đôi trong làng chữa bệnh Tim mạch’, với khả năng phòng ngừa bệnh đông máu và rối loạn nhịp tim, nguyên nhân chính dẫn đến đột quỵ, cũng như hỗ trợ làm giãn mạch máu, phân tách tế bào và tăng lưu thông tuần hoàn máu, tạo sự trôi chảy giữa tâm (tim) với thận và gan, hai bộ phận cực kì quan trọng tăng cường sinh lý nam giới.

Do vậy, với viên thảo dược Vương Thận Hoàn, chúng tôi kết hợp sử dụng tác dụng của đan sâm dạng cao và cao tam thất để tăng cường và hỗ trợ khả năng hoạt động của tim. Kết hợp với các loại dược liệu tự nhiên khác như Ba kích, Bạch Tật Lê, Vương Thận Hoàn là giải pháp hiệu quả dành cho mọi anh em yếu sinh lý, cần bổ thận tráng dương để cải thiện chất lượng giường chiếu.

Sắc nước đan sâm

Sắc thuốc đúng hỗ trợ giảm tác dụng phụ, và uống thuốc đúng sẽ giúp tối ưu dinh dưỡng của dược liệu tự nhiên. Để bảo toàn tác dụng của đan sâm, chỉ cần sắc lấy nước từ 20gr đan sâm mỗi ngày, lấy nước uống trong ngày không để qua đêm, là đã quá đủ để phòng ngừa bệnh mạch vành hay nghẽn tắc mạch máu não.

Hơn thế nữa, khoảng từ 5-6gr tam thất dành cho người lớn, kết hợp với sắc đa sâm, nước tam thất hãm bằng nước sôi như pha trà uống nhiều lần trong ngày, chính là cách để cải thiện sức khoẻ tim nhanh nhất. Tốt nhất, hãy uống sau khi ăn từ 10-15 phút để tránh kích ứng dạ dày.

Sắc nước đan sâm tam thất

Tán vụn 150gr đan sâm và 100gr tam thất, kết hợp với chút đường nâu để dễ uống; mỗi ngày dùng 25gr của hỗn hợp này, bằng cách hãm nước sôi, lấy nước dùng trong ngày. Bạn cũng có thể thay thế tam thất thành trà búp (tương đương với 3gr). Đây là bài thuốc rất bổ dưỡng để hỗ trợ hoạt huyết, tránh ứ huyết, và chỉ huyết định thống.

Lưu ý: 

  • Tuyệt đối không để trào thuốc, sẽ gây mất hết dinh dưỡng của thuốc, cũng như không để thuốc bị cháy cạnh
  • Phụ nữ có thai và đang cho con bú, và những ai có triệu chứng ứ huyết, tuyệt đối không được sử dụng loại thuốc này.
  • Sắc thuốc khá lâu, và phải thật tỉ mỉ tới từng công đoạn. Vì vậy, bạn có thể tiết kiệm thời gian bằng cách sử dụng các loại viên hoàn thảo dược hiện đại như Vương Thận Hoàn, với công nghệ sản xuất nhanh gọn, tiện đại, nhưng vẫn có nền tảng là dược liệu Đông Y.

Trà đan sâm

Đan sâm từ lâu đã được lưu trong sách Y học Trung Quốc là loại dược học lành tính, hoàn toàn có thể được pha trà và sử dụng hàng ngày, với công thức cụ thể như sau.

Rửa sạch 6gr đan sâm, thái mỏng rồi dùng bình giữ nhiệt hãm với nước sôi, sau khoảng 15-20 phút là dùng được, và uống như nước lọc thông thường hàng ngày. Hãy chọn các củ đan sâm to chắc, nhưng vẫn mềm, với màu đỏ tía bên ngoài, bên trong vàng thâm mịn, ít xơ hoặc không có rễ con là tốt nhất. Nên uống trà đan sâm thường xuyên để phòng trừ bệnh, cũng như kết hợp sử dụng trong tích cực điều trị cho các bệnh liên quan tới tim mạch. Nếu bạn bị tiêu chảy khi uống trà đan sâm, có thể kết hợp thêm vài nhát gừng tươi để tăng tính nóng cho món trà.

Trà đan sâm dành cho người bị bệnh động mạch vành tim, có thể kết hợp với một số dược liệu hoạt huyết như tam thất, hồng hoa, đàn hương và nguyệt lý hoa…

Trà đan sâm ẩm: Sấy khô và tán vụn 3 loại dược liệu đan sâm (150gr), sa nhân (30gr) và đàn hương (15gr), mỗi ngày ngày hãm 20gr hỗn hợp này với nước sôi, sau khoảng 20 phút là uống được, sử dụng trong cả ngày. Loại trà này hỗ trợ hoạt huyết và tốt khí cho cơ thể người dùng.

Sâm hương thông mạch: sấy khô và tán vụng 200gr đan sâm, 150gr đẳng sâm, 120gr sa sâm và 50gr đàn hương và trộn lẫn, mỗi ngày lấy khoảng 50gr hỗn hợp, rồi hãm với nước sôi, sau 20 phút lấy nước uống trong cả ngày, với khả năng hỗ trợ hoạt huyết, tốt khí và bổ khí nhuận phế (họng).

Trà sâm kim hỗ trợ lưu thông mạch và hoạt huyết: nghiền vụn các dược liệu khô, bao gồm 90gr hoa hồng, 150gr đan sâm, 70gr uất kim, 60gr cam thảo sao và 200gr qua lâu, mỗi ngày lấy 60gr hãm với nước sôi, sau 20 phút lấy nước uống cả ngày.

Pha trà cát căn đan sâm bằng cách lấy 150gr củ sắn sống, 180gr đan sâm, 90gr bạch lưng vào 60gr cam thảo 60g, tất cả tán vụn, mỗi ngày lấy 40gr hãm trong nước sôi sau 20 phút thì lấy nước dùng. Đây cũng là một trong những bài thuốc hỗ trợ chất lượng và lưu thông máu hiệu quả.   

Đan sâm ngâm rượu

Cách làm: Ngâm 30gr đan sâm với 500ml rượu trắng, sau đó ủ kỹ trong vòng 7 ngày, uống từ 20-30ml/ ngày để tăng cường sức khoẻ tim, điều trị bệnh mất ngủ và đau đầu, thân kình suy nhược và là thành phần thuốc Đông Y rất hiệu quả cho người bệnh vừa trải qua chấn thương não.    

Đan sâm dùng hàng ngày để tăng cường thể lực người bệnh

Gà hầm tam thất đan sâm: cho 30gr đan sâm và 15gr tam thất vào bụng 1 con gà mái 1 con khoảng 1kg, sau đó buộc chặt bụng gà, rồi hầm cách thuỷ đến khi chín nhừ thì nêm nếm gia vị vừa ăn. Đây là món ngon rất hiệu quả cho những ai bị đau tức ngực, vùng liên sườn, hạ sườn, thắt lưng, đau lưng và đau quặn bụng do bị co cứng cơ bắp, chấn thương giập gây tổn thương trong, huyết ứ tím bầm.

Nấu cháo đan sâm với 30gr đan sâm, 60gr gạo tẻ và 10gr đào nhân. Đan sâm đầu tiên đem đi sắc nước, rồi cho gạo đã vo sạch và đào nhân đã rửa sạch vào cùng nấu cháo. Mỗi ngày ăn 1 lần trong vòng 4 tuần, để hỗ trợ chữa trị bệnh viêm tắc động mạch đầu chi.

Hầm đan sâm với ếch hầm: 15 đan sâm hầm với 1 con ếch bằng cách cho đủ đan sâm vào bụng ếch rồi buộc lại, rồi đem đi đun cách thuỷ, nêm nếm gia vị vừa ăn là được, đây là món ăn rất hiệu quả cho những ai bị xơ gan, hay ứ huyết hoặc xuất huyết.

Đan sâm ngâm hồng táo là nước uống: 5 quả hồng táo bỏ hột, nghiền nát vụi với 30gr đan sâm, sau đó mỗi ngày lấy 10gr khuấy với nước sôi, rồi cho thêm đường nâu để thưởng thức, uống liên tục trong 4 tuần, mỗi ngày uống làm 4 lần, là bài thuốc rất hiệu quả để điều trị bệnh viêm tắc động mạch chân tay.

  •  
  •  
  •  
  •  
  •  

Bài viết đã được đăng ký bản quyền (DMCA). Quý vị copy nội dung hãy để lại link về bài gốc hoặc ghi rõ nguồn vuongthanhoan.vn. Xin cảm ơn!
Copyright © 2023 - 2024 | vuongthanhoan.vn | All Rights Reserved. DMCA.com Protection Status