Cẩm nang

Thận yếu – Top6 biểu hiện bệnh tiến triển nghiêm trọng

>>> Tham khảo bí quyết quan hệ lâu ra tới 60 phút rất đơn giản TẠI ĐÂY❤️

Thận yếu vốn là căn bệnh ‘người già’, đặc biệt với những anh em bước vào độ tuổi 40, tuy nhiên hiện giờ đang bị trẻ hoá, với rất nhiều chức năng suy giảm với các triệu chứng rõ rệt. Vậy, hãy cùng điểm qua một số vấn đề này để có giải pháp điều trị sớm, bảo vệ tính mạng và cải thiện sức khoẻ sinh lý!

Các bạn trẻ hiện nay thường xuyên bị đau lưng!

Tính đến nay, tôi đi làm đã được 15 năm rồi. Và câu cảm thán tôi thường xuyên nhận được khi ở văn phòng chính là ‘Ôi mỏi lưng quá… Ngồi lâu vẹo cả xương sườn thế này. Phải đi lại 1 chút để hết đau lưng thôi!!’

Với tâm lý của một người  từng mắc bệnh thận yếu, tôi đoán chắc các bạn nam mà thột ra câu này chắc chắn còn yếu sinh lý nữa! Vì đó là biểu hiện của đau thận. Đau lưng thực sự là đi từ phần chính giữa cổ tới xương cụt gần mông, còn đau 2 bên xương sườn chính là đau thận. Nên là dù có đi lại tập thể dục đến mấy còn khiến cơ thể đau hơn đấy!!

Vậy, hãy đọc hết bài này để khám phá ra cách chữa yếu sinh lý bằng cách bổ thận, phòng tránh thận yếu, đồng thời các anh em có thể tham khảo cách giảm đau lưng do thận yếu ở đây nhé!!

Mục lục:

Cảnh báo dấu hiệu thận yếu

  • Hơi thở nông, mùi hôi nồng nặc khó chịu, khiến người khác không dám lại gần
  • Đau lưng mỏi gối, mỗi lần vặn người còn đau hơn
  • Đi tiểu nhiều, lượng tiểu không đều, màu nước tiểu lúc vàng, lúc đỏ, lúc sủi bọt
  • Luôn cảm thấy thiếu sức lực, không có năng lượng làm việc gì cả
  • Chân tay ngứa ngáy, thường xuyên nổi mẩn đỏ

… Đều là dấu hiệu cảnh báo hoạt động của thận yếu, hiện đang xuống cấp!!

Vậy, hãy cùng tôi làm rõ trong bài viết này!!

Chức năng của thận

Người nào khi mới sinh ra đều có 2 quả thận (đương nhiên), cắt đi 1 quả thận là điều SAI LẦM nhất mọi người có thể làm với cơ thể mình. Vì, thận cung cấp tới 22% lượng máu cho toàn cơ thể, mất đi 1 quả, quả còn lại sẽ suy kiệt nhanh, khiến thận yếu đi rất nhiều (Đen đủi nhất là suy thận ngay sau khi hiến tạng anh em nhé!)

Cái tên ‘Hệ bài tiết’ có lẽ chưa đủ ý nghĩa để giải thích về chức năng của thận, vì, thận có 3 chức năng CỰC KÌ quan trọng, điều hoà hoạt động của toàn bộ cơ thể

  • Lọc thải cặn bã và tái hấp thụ lại dưỡng chất
  • Duy trì lượng nước cần thiết cho cơ thể
  • Cân bằng nội tiết tố, hỗ trợ hoạt động của tim, gan và cân bằng huyết áp

Lọc thải cặn bã là chức năng lớn nhất của thận

Hai quả thận nhà mình vốn cực kì linh hoạt! Không đơn giản là một cái ‘ray’ lọc toàn bộ chất bẩn ra khỏi cơ thể, thận có cơ chế lọc thông minh để ‘tàng trữ’ lại những vi dưỡng chất tốt nhất, bắt đầu từ 1 nephrone, đơn vị thận nhỏ nhất:

Máu chảy vào thận từ động mạch trải qua 3 giai đoạn: lọc lần 1 ở cầu thận, tái hấp thụ những dưỡng chất còn sót lại trong ống thận và bài tiết ra thành nước tiểu chính thức, theo đường tới bàng quang và thải ra ngoài!

Các vi dưỡng chất trong máu thường được ưu tiên giữ lại sau quá trình lọc thải: natri, glucose, axit amin, tế bào tạo hồng cầu hồng cầu, tinh chất nước và protein…

Đây là quá trình bài tiết nước tiểu diễn ra liên tục. Mỗi quả thận chứ tới 800.000-1.000.000 đơn vị thận có khả năng lọc thải nước tiểu, do vậy cứ 3-4 tiếng bàng quang (có thể chứa từ 300-500ml chất lỏng) lại đầy, anh em lại phải đi vệ sinh một lần.

Thận còn có nhiệm vụ loại bỏ các phế phẩm, cặn bã từ protein trong thực phẩm, như urê và creatinine (được tạo ra khi cơ bắp).

Duy trì và cân bằng lượng nước

Thận có vai trò cực kì lớn trong việc cân bằng lượng nước và muối. Cơ chế của thận ngoài việc lọc thải các cặn bã từ thói quen ăn uống thiếu điều độ, thận còn có cơ chế tách muối và nước để giữ lại những khoáng chất cần thiết. Lượng nước trong thận được kiểm soát bởi ADH (anti-diuretic hormone), hay còn gọi là hormone chống bài niệu, với 2 cơ chế thiếu/ thừa nước như sau

Khi cơ thể có quá ít nước, tuyến giáp sẽ tăng sản sinh ADH, kích thích tới thận để lọc ít nước hơn từ máu, qua đó sẽ ít nước tiểu hơn. Cơ thể cảm thấy khát và uống nhiều nước hơn để cân bằng lại lượng nước trong máu.

Khi cơ thể có quá nhiều nước, tuyến giáp sẽ ngưng tăng sinh ADH, thận sẽ lọc ra nhiều nước hơn, nước tiểu qua đó nhiều hơn, qua đó lượng nước trong cơ thể trở về bình thường.

Tưởng chừng như đơn giản, nhưng quá nhiều ADH khiến nước bị giữ lại máu để giữ cân bằng cơ thể, làm khối lượng máu tăng lên, cùng với chế độ ăn uống quá nhạt khiến lượng natri giảm, gây suy kiệt, ức chế ở não, gan, thận yếu.

Gây mất ham muốn tình dục do sự rối loạn hormone ADH còn có thể dẫn đến tăng sinh cortisol (hormone gây căng thẳng) ở thượng thận thông qua việc tăng sản xuất ACTH ở tuyến giáp, do vậy khiến lượng testosterone trong máu giảm xuống, nguyên nhân của hàng loạt các vấn đề sinh lý khác.

Hỗ trợ khả năng tuần hoàn máu

Thận hỗ trợ hoạt động của tim bằng cách tăng sinh sản xuất Erythropoietin (EPO), thành phần bù lượng oxy khi bị thiếu, đồng thời kích thích sản sinh hồng cầu cho máu ở tuỷ xương. Tại thận, mức EPO thấp, vào khoảng 10 mU/mL luôn liên tục được tiết đủ để ổn định hoá mức hồng cầu trong máu.

Thiếu hụt EPO trực tiếp dẫn tới thiếu hồng cầu chất lượng, ảnh hưởng đến phổi, tim, hệ tuần hoàn và thận. EPO là là hormone thông báo cơ thể tạo thêm tế bào hồng cầu có oxy. Khi thận rối loạn chức năng, EPO được sản xuất ít hơn, khiến cơ thể bị thiếu các tế bào hồng cầu đã có đủ oxy, do vậy khiến các nhóm cơ và đầu óc mệt mỏi đi nhanh chóng. Đây còn gọi là căn bệnh ‘Thiếu máu do suy thận’

Thận còn có vai trò rất quan trọng trong ổn định huyết áp và tuần hoàn máu, bằng cách cân bằng độ pH trong máu luôn ở khoảng hẹp từ 7.35 – 7.45, bằng cách điều chỉnh lượng H+, luôn ở khoảng 0,16 – 0,016mol/l.

Cân bằng và sản sinh nội tiết tố

Thận có vai trò cực kì quan trọng trong việc kết hợp với các cơ quan nội tạng khác để giữ cân bằng dịch và nội tiết tốt trong cơ thể. Rối loạn nội tiết tố nam chính là dấu hiệu cảnh báo về nguy cơ thận yếu.

Thận còn có vai trò cân bằng hợp chất kali trong máu – hệ tuần hoàn, để kiểm soát hoạt động trong hệ thần kinh và hệ cơ bắp, quá nhiều hoặc quá ít kali đều có thể gây ra các vấn đề suy yếu không đáng có.

Khi huyết áp giảm, thận hỗ trợ hoạt động hệ tuần hoàn nhờ vào enzyme renin. Đây là enzyme được tiết ra ở thận, với nhiệm vụ hỗ trợ ổn định và điều hoà huyến áp.

Renin kích hoạt hormone từ gan, để tạo và chuyển đổi thành nhóm angiotensinogen 2, kết hợp với 1 số enzyme khác nằm ở mao phổi để làm co mạch máu, tăng/ giảm sinh ADH và aldosterone (khi cần) để kích hoạt phản xạ khát, tất cả đều nhằm tăng huyết áp, dẫn đến phục hồi áp lực lọc ở thận.

Quan trọng hơn hết, thận tăng sinh sản xuất calcitriol khi cơ thể thiếu calcium và phostphate, kết hợp với PTH (Hormone cận tuyến giáp), để kích thích vitamin D để hấp thụ canxi trong thức ăn nhằm tăng cường sức khoẻ xương. Đây cũng là hoạt chất tiền tố cực kì quan trọng ảnh hưởng trực tiếp tới 4 hoạt động sau

  • Hỗ trợ hấp thụ canxi ở đường ruột
  • Tăng khả năng tái hấp thu canxi tại ống thận, giảm khả năng mất canxi khi đi tiểu.
  • Tăng cường khả năng tái hấp thụ dưỡng chất từ các đơn vị thận nephrone
  • Hỗ trợ điều chỉnh phản ứng, tăng cường khả năng miễn dịch ở sức đề kháng

Biểu hiện thận yếu ảnh hưởng trực tiếp tới hoạt động của các tạng

Tôi sẽ sắp xếp các dấu hiệu cảnh báo sau từ nhẹ đến nặng. Khi bạn nhận thấy rằng mình có từ 2/4 dấu hiệu trở lên, tốt nhất nên đi khám ở cơ sở và các bệnh viện uy tín để có phương hướng điều trị bệnh thận tốt nhất. Dẫn link khi nào nên đi xét nghiệm khi có dấu hiệu thận yếu

Tiểu nhiều, tiểu không đều dù không thay đổi lượng nước uống hàng ngày

Đây là dấu hiệu rõ rệt cho thấy suy giảm chức năng bài tiết của thận, đặc biệt khi bạn không hề thay đổi lượng nước uống vào cơ thể. Thay đổi khi đi tiểu bao gồm tiểu đêm, nước tiểu có bọt, tiểu rắt, lượng nước tiểu nhiều hơn/ít hơn bình thường và nước tiểu có màu nhợt/màu tối, nước tiểu có máu, cảm thấy căng tức hay đi tiểu khó khăn…

Lưu ý
Tiểu buốt ngoài là biểu hiện của thận yếu, còn là dấu hiệu khát biệt cho thấy một số vấn đề của bệnh bàng quang, do vậy vui lòng tới thăm khám bác sĩ nếu có các dấu hiệu tiểu khó, tiểu buốt.

Hơi thở ngắn, nông, thường xuyên thấy khó chịu trong người

Lượng chất lỏng dư thừa tích tụ trong hai lá phổi, kèm với tình trạng thiếu máu (do thiếu EPO) sẽ gây ra chứng thở nông, khó thở. Cảm giác nôn nao, khó chịu trong người chính là những biểu hiện cho thấy máu đang thiếu oxy.

Khi chức năng lọc cặn bẩn ở thận không đủ tốt, khiến thận yếu đi, sẽ gây ra hàng loạt các vấn đề liên quan trực tiếp tới với hệ tuần hoàn, qua đó, ảnh hưởng trực tiếp tới khả năng hỗ trợ sản sinh oxy trong máu tới tim, với các dấu hiệu nhận biết thể hiện thông qua đường thở tại hệ hô hấp.

Mỗi quả thận nhận khoảng 1 lít máu mỗi phút, quá đó có khoảng 400ml máu được đi vào trực tràng (tính theo phút) để lọc ra oxy và các chất dinh dưỡng quan trọng để nuôi dưỡng thận. Qua đó, hai quả thận của chúng ta còn khoảng 600ml máu cần lọc mỗi phút, cũng đủ để thấy tầm quan trọng của 2 quả thận trong việc lọc hết cặn bã và giữ lại vi dưỡng chất chăm sóc.

Đau lưng mỏi gối, hơi thở hôi mùi amoniac

Hơi thở bốc mùi, hoa mắt, chóng mặt, kết hợp với cơ thể có mùi hôi chính là dấu hiệu cho thấy thận yếu, với khả năng lọc thải của thận đang rất kém, khiến một phần cặn bã đáng ra phải thải ra đường nước tiểu bị giữ lại trong máu, gây ảnh hưởng và kích ứng tới toàn bộ cơ thể.

Hiện tượng đau lưng, đặc biệt phần xương sườn, mỏi gối, cảm thấy ớn lạnh thường xuyên cảm thấy mệt mỏi cho thấy thận yếu, đang lọc thải rất kém, và cũng đã mất đi khả năng giữ ôn ấm cho cơ thể.

Phù nề cơ thể, ngứa ngáy liên tục

Dấu hiệu suy yếu thải lọc của thận ảnh hưởng trực tiếp đến hệ tuần hoàn và thải độc ở gan, qua đó phần cặn bã nổi hết ra da, gây ngứa ngáy, phát ban, khó chịu, phù nề. Đây là dấu hiệu bệnh lý nghiêm trọng, do vậy cần tới thăm khám bác sĩ để có phương hướng điều trị, thải độ tốt nhất.

Biếng ăn, cơ thể mệt mỏi, sụt cân nhanh chóng

Một trong những nhiệm vụ chính của thận là thải ra các chất độc trong máu, protein như urê, creatinine. Do vậy, khi có sự tích tụ của các chất thải trong cơ thể, khiến thận yếu đi, sẽ làm vị giác của bạn khác đi, và khiến cơ thể của bạn có mùi. Bạn sẽ không còn cảm thấy hương vị của đồ ăn, không còn thích ăn nữa, gây tụt huyết áp, sụt cân và sức khoẻ yếu đi trông thấy, đều là những biểu hiện của bệnh thận yếu.

Dấu hiệu này, kết hợp với 1-2 dấu hiệu phía trên thể hiện bệnh lý thận yếu đang dần trở nên nghiêm trọng, cần tới thăm khám bác sĩ để có phương hướng điều trị và tăng khả năng hoạt động của thận tốt nhất.

Hay ngất lịm, hoa mắt, chóng mặt và mất tập trung

Thiếu máu từ thận trở về với tĩnh mạch khiến não không được cung cấp đủ ôxy. Điều này có thể ảnh đến trí nhớ, gây mất tập trung, hoa mắt và chóng mặt.

Mắc bệnh thận yếu thường gặp vấn đề về sinh lý?

Đương nhiên là có, đặc biệt rối loạn ở thận có thể dẫn tới sự rối loạn sản sinh testosterone, đặc biệt do hiện tượng rối loạn nội tiết tố ADH, khiến tăng sinh cortisol, hormone gây ức chế, khiến mất ham muốn tình dục.

Thứ 2, sự mất cân bằng hormone còn ảnh hưởng trực tiếp tới hoạt động ở tuyến giáp, khiến khả năng hoạt động suy yếu. Dưới phản ứng dây chiều, tuyến giáp sẽ mất dần chức năng làm việc với não và các tuyến nội tiết, rối loạn chức năng cảnh báo xuống tinh hoàn – bộ phận sinh dục. Khả năng sản sinh testosterone vì vậy giảm đi, gây mất ham muốn tình dục, suy giảm quá trình sinh tinh.

Đông Y Cổ Truyền

Thận yếu không ‘chắc’ – bị ‘rỉ tinh’ dẫn tới yếu sinh lý

Máu tuần hoàn kém, mất khả năng lọc máu tốt, khiến không đủ máu, dương vật mềm: Thận bị ngừng trệ trong quá trình lọc thải và sản xuất máu mới, không đủ hồng cầu cung cấp vào máu.

‘Thoát hơi’ nhanh, do thiếu hụt EPO, thận không hỗ trợ cung cấp đủ oxy trong máu, khiến hơi thở nông, khó chịu nôn nao, mất kiểm soát ‘khí’ khi quan hệ, gây xuất tinh sớm.

Các anh em có thể không phân biệt được giữa xuất tinh và buồn tiểu. Vì khi thận suy, bản thân bàng quang sẽ suy giảm chức năng, không còn giữ được lượng chất lỏng như ban đầu, qua đó anh em không còn kiểm soát được số lần và lượng khi đi tiểu của mình.

Thận yếu làm mất khả năng cân bằng nước, cơ thể hấp thụ dưỡng chất kém hơn thường xuyên mệt mỏi, khát nước, chân tay rệu rã.

Khi nào nên đi khám

Dấu hiệu cảnh báo thận yếu: Mất cân bằng hormone

Như tôi đã phân tích phía trên, kết quả rối loạn nội tiết tố sau khi xét nghiệm sớm chính là dấu hiệu cảnh báo rằng thận đang rất yếu và cần có phương hướng điều trị ngay.

Theo một khảo sát của Viện Y tế Quốc gia Hoa Kỳ được công bố vào năm 2011, nhóm người bệnh gặp các vấn đề về rối loạn nội tiết tố có tỉ lệ mắc bệnh về thận yếu cao gấp 3 lần so với những ai không mắc bệnh. Do vậy, dù chưa có bất cứ một biểu hiện nào, nhưng nếu có kết quả xét nghiệm bất thường, hãy trực tiếp hỏi rõ bác sĩ về nguồn cơn bệnh và lên phương án điều trị sớm nhé!

Thói quen khiến thận yếu

Dưới đây là một số nguyên nhân gây thận yếu, đến từ những thói quen hàng ngày tưởng chừng như vô hại nhất

Ăn quá nhiều/ quá thiếu muối

Ăn quá nhiều hay quá thiếu muối đều có thể gây ra hiện tượng mất cân bằng lượng muối và nước ở thận, thiếu muối gây suy kiệt chức năng gan, thận yếu, còn thừa muối tăng cao khả năng sỏi thận, đột quỵ và nồi máu cơ tim.

Do vậy, tốt nhất, hãy có chế độ duy trì lượng muối cân bằng trong cơ thể, để đảm bảo lượng natri cần thiết. Natri có vai trò đặc biệt quan trọng với cơ thể, đặc biệt liên quan tới chức năng của thận, bao gồm việc duy trì huyết áp ổn định, và kiểm soát lượng chất lỏng cần thiết cho cơ thể thông qua khả năng thẩm thấu.

Vậy, hãy tham khảo ‘Lượng muối tối đa phù hợp cho cơ thể theo từng độ tuổi’ (theo NHS UK) để có chế độ ăn uống hợp lý nhất, phòng tránh bệnh thận yếu anh em nhé!

Đối tượng Lượng muối cần thiết Lượng natri cần thiết
Người lớn, trẻ em trên 11 tuổi 6 gram 2.4g
7 đến 10 tuổi 5 gram 2g
4 đến 6 tuổi 3 gram 1.2g
1 đến 3 tuổi 2 gram 0.8g
Bé sơ sinh, dưới 12 tháng 1 gram 0.4g

Giải pháp giảm thiểu lượng muối hợp lý, phòng tránh bệnh thận yếu trong thói quen ăn uống hàng ngày (Khuyến cáo bởi WHO)

  • Kiểm soát lượng muối khi chế biến, bởi các loại thực phẩm tự nhiên đã có lượng muối sẵn có
  • Không thêm muối khi ăn và hạn chế ăn đồ ăn vặt nhiều muối;
  • Lựa chọn các sản phẩm có hàm lượng natri thấp hơn, vì anh em sẽ ăn nhiều loại thực phẩm khác nhau trong ngày.

Uống quá nhiều/ quá ít nước

Như tôi đã nói ở trên, uống quá ít nước sẽ khiến máu bị cô đặc, gây suy giảm natri trong máu,  hậu quả gây nên sự khát nước nhưng vẫn buồn tiểu thường xuyên (nước tiểu sẫm màu do quá cô đặc) và khiến cơ thể mất nước. Tác hại lâu dài khi uống quá ít nước chính là gây táo bón, suy giảm chức năng thận, gây thận yếu, sỏi thận và nhiễm trùng tiết niệu.

Còn uống quá nhiều nước có thể gây ngộ độc nước, gây quá tải cho thận, khiến thận yếu đi do phải thải lọc quá nhiều, khiến các vi dưỡng chất quan trọng theo nước tiểu mà trôi ra ngoài nhanh hơn. Uống quá nhiều nước cũng là lý do cho bệnh thận yếu, chuột rút, hại tim và luôn cảm thấy mệt mỏi, căng thẳng.

Các anh em nên hấp thụ lượng nước ở chế độ cân bằng, khoảng 3.7 lít nước ở nam giới mỗi ngày và 2.7 lít nước với phụ nữ. Mọi người cũng nên kết hợp sử dụng các loại trái cây nhiều nước để tăng cả vi khoáng chất cho cơ thể.

Dấu hiệu cho thấy anh em đang uống đủ lượng nước cần thiết chính là ít khi cảm thấy khát nước, với nước tiểu có màu vàng nhạt hoặc không có màu.

Béo phì, thừa cân

Béo phì là dấu hiệu số 1 gây thận yếu, ngay ở các bạn đang có tuổi đời rất trẻ. Chế độ ăn uống quá đủ đầy khiến cơ thể thừa cân, béo phì, ép thận phải làm việc vất vả hơn để lọc thải hết các chất độc ra khỏi cơ thể. Làm việc căng thẳng như vậy dưới 1 thời gian dài, kết hợp với các vấn đề bệnh tật khác như tiểu đường, huyết áp cao, đều là những nguyên nhân chính dẫn đến suy thận.

Cách nhanh nhất để theo dõi sức khoẻ cơ thể là kiểm soát chỉ số BMI, đây là chỉ số cho bạn biết % lượng mỡ của toàn cơ thể. Chỉ số bình thường sẽ giao động từ 18-25, còn từ 25-30 đã được coi là thừa cân, còn lớn hơn 30 là béo phì. Có thể anh em có cân nặng hơn người khác, nhưng lại có chỉ số BMI bình thường, chính là do trọng lượng cơ thể đến từ cơ bắp nhiều hơn là chất béo. Hãy sử dụng chỉ số này để kiểm soát cân bằng cân nặng của mình.

Hãy có chế độ ăn uống hợp lý, và nhớ giảm cân trước khi vào chế độ luyện tập nặng để ngoài vấn đề thận yếu, còn tránh được cả vấn đề liên quan đến tim nữa anh em nhé!

Bệnh lý nền lạm dụng thuốc, quá tải gan thận

Sử dụng thuốc kháng sinh, thuốc giảm đau hay điều trị huyết áp trường kỳ để điều trị các nhóm bệnh lý nền là lý do chính khiến gan và thận phải lọc thải quá tải, dẫn đến suy giảm chức năng thải lọc ở thận, gây bệnh thận yếu. Anh em nên lưu ý theo dõi bảng Tác hại của các loại thuốc dưới đây, để tránh gây ảnh hưởng đến chức năng của thận khi uống thuốc Tây nhé:

Loại thuốc Công dụng Tác hại
Thuốc kháng sinh Điều trị một số bệnh viêm nhiễm Tạo thành bám ở đường niệu đạo khi đi tiểu

Tổn thương tế bào ở thận khi lọc thải chất độc ra ngoài

Dị ứng kháng sinh, gây suy yếu chức năng thận

Thuốc lợi tiểu Tăng lượng nước tiểu Gây mất nước, tổn thương cả 2 quả thận
Thuốc PPI Giảm lượng axit, điều trị bệnh ở dạ dày Gây suy thận mãn tính
Thuốc nhuận tràng Lắng đọng chất bẩn ở thận, gây tổn thương thận
Thuốc chống viêm không kê đơn Suy thận mãn tính
Nhóm thuốc khác:

Thuốc điều trị cholesterol máu

Thuốc kiểm soát đái tháo đường

Thuốc kháng acid dạ dày

Thuốc kháng nấm và kháng vi-rút.

Thuốc hạ huyết áp

Suy thận vĩnh viễn

Tuổi tác, dấu hiệu mãn dục

Đây là nhó các anh em đã có tuổi (từ 35 trở lên), đã mắc 1 số bệnh liên quan tới tuyến tiền liệt như viêm nhiễm, phì đại hay ung thư tuyến tiền liệt. Ngoài gây suy giảm chức năng tình dục, tuyến tiền liệt thực ra là 1 hạt đậu nhỏ nằm giữa đường từ thận nối tới đường niệu đạo để thải nước tiểu ra ngoài.

Do vậy, khi tuổi cao, tuyến tiền liệt gặp vấn đề phình to, sẽ gây khó tiểu, gây bệnh ngược lại và ảnh hưởng tới chức năng hoạt động của thận, khiến thận yếu đi và ảnh hưởng tới sức khoẻ đường tiết niệu. Tốt nhất, các anh em từ 35 tuổi trở lên tốt nhất nên đi khám và kiểm tra sức khỏe định kỳ, để nhanh chóng phát hiện, phòng tránh và chữa các triệu chứng liên quan tới thận sớm nhất.

Một số bệnh thận yếu thường gặp phải

Thận nhiễm mỡ

Đây là căn bệnh thận yếu dần trở nên phổ biến trong cuộc sống hiện đại, với hiện tượng nhiễm mỡ trong tế bào ống thận, gây phù người, giảm protein nhưng tăng lipid xấu trong máu. Đây là căn bệnh gắn chặt với thói quen ăn uống và sinh hoạt vô độ, sử dụng nhiều rượu, bia và đồ nhậu chiên xào, liên quan trực tiếp tới đường ruột và đường tiêu hoá.

Một số triệu chứng dễ dàng nhận biết chính là tiểu ít, nước tiểu sánh cô đặc, do nước tiểu phần lớn không thể tới bàng quang (Gây phù người) và ăn không ngon miệng, kén ăn.

Thận yếu gây suy giảm chức năng lọc thải

Sỏi thận: Về bản chất, sỏi thận được tạo ra từ những chất cặn bẩn còn sót lại trong thận, tạo thành những viên sỏi nhỏ dính trong niệu đạo, gây cảm giác rất đau đớn ở nam giới. Anh em có thể điều trị căn bệnh này bằng các đập thành các mảnh nhỏ hơn với sóng siêu âm, qua đó thải ra ngoài theo đường nước tiểu. Với các trường hợp nặng hơn do sỏi to, có thể sẽ phải làm phẫu thuật gắp ra ngoài.

Hội chứng Tiểu ngược: Đây vốn là triệu chứng cực kì nguy hiểm, ảnh hưởng rất xấu tới sức khoẻ của thận và bàng quang, bởi khi không được tiểu ra kịp thời, thì toàn bộ những chất cặn bẩn ngấm đã được thải ra nước tiểu sẽ ngấm ngược lại vào cơ thể. Căn bệnh này có thể đi đôi với các vấn đề ở đại tràng, táo bón… Do vậy, hãy tới cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám, khi cơ thể có dấu hiệu bí tiểu anh em nhé!

Viêm thận do vi khuẩn

Viêm thận, hay còn được gọi là nhiễm trùng thận, là biểu hiện bệnh lý cho thấy thận bị nhiễm trùng do vi khuẩn. Các anh em cần đến cơ sở y tế thăm khám ngay lập tức để điều trị dứt điểm, tránh gây bệnh suy thận mãn tính, bởi đây là bệnh hoàn toàn có thể được điều trị bằng thuốc kháng sinh.

Tuy nhiên, cần lưu ý rằng, anh em nên kiểm tra đơn thuốc cẩn thận và hỏi thêm ý kiến của bác sĩ để hỗ trợ thải lọc cho thận khi uống thuốc kháng sinh, để tránh gặp phải tác dụng phụ (cũng gây suy thận) ở 1 số loại thuốc kháng sinh.

Suy giảm chức năng thận

Đây là bệnh lý nghiêm trọng, khi thận yếu đã bị suy giảm chức năng hoạt động bình thường, bao gồm khả năng lọc thải, tạo máu mới và cân bằng hormone.

Anh em có thể bị suy 1 quả hoặc cả 2 quả thận (Trường hợp xấu nhất là phải cấy ghép thận nhân tạo), phần lớn sẽ gặp tất cả các triệu chứng và vấn đề tôi đã nói ở trên, cuối cùng gây suy kiệt cơ thể dẫn tới tử vong. Suy thận xảy ra do các lý do tôi đã nhắc tới, nhưng phần nhiều là do chấn thương, bệnh cao huyết áp, nhiễm độc khuẩn và mất nước.

Đây là căn bệnh cần đến sự can thiệp nghiêm trọng từ bác sĩ, bởi các bệnh nhân suy thận sẽ phải chạy thận liên tục, đặc biệt để lọc và thêm máu mới. Cơ thể của anh em suy thận không còn khả năng sản sinh hồng cầu (chỉ có thể tồn tại trong 120 ngày), cần tới bệnh viện đều đặn để nhận thêm hormone EPO và các tế bào kích thích sản xuất máu. Nên, suy thận còn được gọi là ‘bệnh nhà giàu’.

Bệnh thận mãn tính

Những ai đang bước vào độ tuổi mãn dục, kết hợp với một số bệnh lý nền khác thường có khả năng mắc bệnh thận mãn tính rất cao, tuy nhiên nếu biết cách điều chỉnh chế độ ăn uống, anh em hoàn toàn có thể sống chung với căn bệnh này. Mọi người cũng nên lưu ý rằng, những người đã có tiền sử bệnh thận khá nhạy cảm với các loại cúm có khả năng lây nhiễm, nên cần đặc biệt chú ý đến sức khoẻ khi bước vào mùa dịch bệnh, hoặc khi thời tiết đổi mùa nhé.

Anh em hoàn toàn có thể tìm ra bệnh thận mãn tính thông qua xét nghiệm máu và xét nghiệm nước tiểu. Cách duy nhất để sống chung với căn bệnh này chỉ có thể là thay đổi thói quen ăn uống, kiểm soát huyết áp và đường máu tốt, với các bệnh nhân ở giai đoạn cuối, cần cấy ghép thận kịp thời để duy trì chức năng cho cơ thể.

Mẹo chữa thận yếu dạng nhẹ

Thói quen tốt phòng tránh thận yếu tại nhà

Duy trì thói quen sinh hoạt lành mạnh, hạn chế rượu, bia, thuốc lá, đồ chiên rán, uống đủ nước và cân bằng lượng muối hấp thụ mỗi ngày luôn là chìa khoá để anh em phòng tránh các vấn đề về thận yếu.

Anh em đặc biệt nên dùng các loại quả và rau củ từ tự nhiên để lợi tiểu mà không cần đến thuốc và chữa các vấn đề bệnh lý, song song với việc sử dụng thuốc, để đồng thời giải độc, tránh thận phải hoạt động quá nhiều.

Tôi hay sử dụng các loại rau dân gian như rau diếp cá, lá hẹ, đu đủ xanh, nhân sâm hay nhân trần… để phòng tránh thận yếu. Đây đều là các nguyên liệu không hề đắt tiền, và hoàn toàn có thể mang từ quê lên, mọi người trong gia đình cũng có thể kết hợp dùng được luôn.

Một số loại lá như lá hẹ, hay hành lá xanh hay nhân sâm còn có tác dụng hỗ trợ tăng cường sinh lý, anh em có thể tham khảo để kết hợp chữa yếu sinh lý, chắc chắn là vấn đề nan giải của nhiều anh em bị thận yếu.

Thực phẩm tốt cho thận yếu

Tôi sẽ liệt kê một số nhóm thực phẩm tốt cho thận yếu. Ngoài ra, tôi cũng sẽ đưa ra một số nhóm vitamin & dinh dưỡng tốt cho thận và gan, anh em có thể tham khảo một số bài viết sau của tôi để biết nên sử dụng nhóm thực phẩm nào giàu lượng vitamin & dinh dưỡng này

Nhóm Vitamin & Dinh dưỡng quan trọng: Vitamin D, Canxi (Hỗ trợ cho chức năng thận và khả năng tăng sức khoẻ ở xương và cơ bắp, như tôi đã nói kỹ ở phần ‘Chức năng ở thận’), Sắt, protein (bổ máu), nhóm Vitamin C và nhóm vitamin B…

Thực phẩm tốt cho thận yếu bổ thận tráng dương, hỗ trợ sinh tinh: hàu biển, thịt bò, thịt gà, bông cải xanh, rau bắp cải, chuối, giá đỗ, quả óc chó, ớt chuông và củ cải đường…

Thực phẩm, trái cây và trà tốt cho thận, hỗ trợ mát gan luôn: Bưởi, táo, tỏi, trà xanh, củ dền, cà rốt, rau xanh. Ngoài ra, anh em có thể tham khảo giải độc bằng chanh và dấm táo để loại bỏ mọi chất thải và cặn bã ra khỏi thận và gan.

Hãy nhớ rằng, anh em nên kết hợp sử dụng các loại thực phẩm này song song với quá trình chữa trị thận yếu tại bệnh viện, và một số anh em cần kiêng một số thực phẩm ở trên tuỳ theo tình trạng bệnh lý. Do vậy, mọi người tốt nhất nên thăm khám ý kiến của bác sĩ để tránh gây ra các tác dụng phụ.

Ngoài ra, anh em có thể tham khảo thêm chế độ hực đơn dinh dưỡng hàng ngày tại nhà với nhiều rau xanh, củ quả hỗ trợ chữa bệnh thận yếu, theo chế độ ăn Plant-based diet, dựa trên nền vitamin & dưỡng chất từ thực vật.

  • Đây không phải là chế độ ăn chay,  nhưng anh em sẽ tận dụng tối đa dưỡng chất từ nguồn rau củ và trái cây. Những ai theo chế độ này hoàn toàn có thể ăn, nhưng cần hạn chế nguồn thực phẩm từ động vật, chỉ ăn cá, trứng, thịt trắng và hải sản.
  • Các loại rau có màu xanh đậm, tăng cường chất xơ và chất oxy hóa; Bí ngô, ớt chuông đỏ, tỏi chứa vitamin tốt cho thận, tái tạo và phục hồi tổn thương thận qua đó cải thiện chức năng thận.
  • Thực phẩm giàu Omega 3 như cá, hạt óc chó… ; Lòng trắng trứng chứa nhiều Protein và ít photpho
  • Không sử dụng thực phẩm tinh chế, đã được xử lý công nghiệp kỹ càng với nhiều chất phụ gia và chất bảo quản.
  • Lựa chọn nguồn protein và chất đạm ‘sạch’, kết hợp chế độ ăn với các loại rau củ, salads không qua chế biến nhiệt.
  • Chăm chỉ ăn tráng miệng với các loại hoa quả tốt cho sức khoẻ.

Hạn chế ăn thịt đỏ và thực phẩm đã qua xử lý công nghiệp hỗ trợ chữa thận yếu

  • Các loại thịt chứa quá nhiều protein như thịt bò, ức gà, lòng đỏ trứng gà.
  • Thực phẩm chứa nhiều Kali và Photpho như nước ngọt, khoai tây.
  • Hạn chế ăn các đồ chiên rán; hạn chế muối và đồ mặn; tập ăn nhạt giảm áp lực cho thận.

Không nên ăn gì khi mắc bệnh thận yếu?

Nội tạng động vật cùng một số loại thịt, sẽ gây tăng lipid, axit uric và ure trong máu, rất bất lợi khi đang điều trị bệnh thận yếu. Anh em hãy kìm nén cơn thèm thuồng đó lại, và chỉ nên ăn trứng, cá, tôm, gà hoặc đậu phụ.

Muối và đồ ăn mặn bởi muối có hàm lượng oxalate cao, gây kém hấp thu dinh dưỡng, đặc biệt ảnh hưởng tới khả năng hấp thu các hoạt chất tốt cho sức khoẻ của thận, gây bệnh thận yếu.

Một số loại trái cây như chuối do hàm lượng natri quá cao, tăng áp lực cho thận; dưa hấu và bơ, do lượng kali quá cao, tăng rủi ro gây bệnh tim mạch ở người có bệnh thận và các loại trái cây họ cam, quýt với hàm lượng vitamin C cao.

Tốt nhất, hãy hỏi thêm ý kiến của bác sĩ trước khi lựa chọn các loại thực phẩm anh em nhé.

Chế độ sinh hoạt hợp lý, hỗ trợ điều trị chứng thận yếu

Ngoài việc ghé thăm phòng gym để luyện tập hiệu quả, giữ lấy cơ thể săn chắc cùng HLV, duy trì tập luyện tại nhà với các bài Cardio hay các bài tập nhóm cơ từ 15’ – 30’ phút mỗi sáng chính là cách để duy trì sức mạnh cơ bắp, hỗ trợ quy trình sản xuất testosterone ở thận, cũng như hỗ trợ hệ bài tiết được hoạt động hiệu quả hơn. Nam giới có thể lựa chọn:

  • Luyện tập sức khỏe tim mạch, làm tăng khả năng hoạt động của tim, hỗ trợ hấp thụ oxy và quá trình tuần hoàn máu tới các bộ phận khác nhau trong cơ thể.
  • Luyện tập sức mạnh và sức bền ở cơ bắp, với các nhóm cơ cụ thể như cơ PC với các bài tập kegel, hỗ trợ khả năng sinh lý, hay các nhóm cơ bắp đùi, cơ vùng xương chậu …

Uống thuốc bổ thận có tốt không

Đây là một chủ đề lớn, bởi theo Đông Y, thận cần có khả năng ôn ấm, chính là chủ thể của sinh dục, là nơi trữ tàng và năng lượng của toàn bộ cơ thể. Do vậy, thận yếu sẽ dẫn tới rất nhiều hệ luỵ có thể ảnh hưởng tới tính mạng, nên tôi sẽ tách một bài viết riêng về phương pháp chữa Đông Y này.

Nhưng trước mắt, trong chế độ dinh dưỡng của bản thân tôi, anh em có thể tham khảo thêm cách nấu râu ngônước đậu đen rang để giải khát vào mùa hè đồng thời tăng cường chức năng của thận. Đây là 2 loại nước uống rất mát, hỗ trợ bổ thận, phòng tránh thận yếu với vị ngọt tự nhiên, và hãy nhớ, hãy luôn tránh xa các loại đồ uống nhiều ga và đường hoá học nhé!

Ngoài ra, trong quá trình cần bổi bổ thận, chỉ định với anh em có hiện tượng thận yếu (dạng nhẹ), mọi người có thể tham khảo dùng thêm Vương Thận Hoàn, bổ thận tráng dương với 14 thành phần Đông Y cực kì uy tín, được các thầy thuốc tin tưởng từ rất lâu rồi.

Vương Thận Hoàn còn mạnh hơn một số dạng thực phẩm chức năng khác chính là ở phương pháp chế biến Cổ truyền, tạo thành các viên hoàn, để bảo toàn dưỡng chất, cùng với việc bổ sung thêm hoạt chất Immune để tăng cường sức đề kháng, và kích hoạt NO – Nitric Oxide tự nhiên đồng thời với Testosterone để song song tráng dương, tăng cường sinh lực, khi hỗ trợ điều trị bổ thận yếu.

Phương pháp Đông Y có mục tiêu chữa trị bệnh đem đến hiệu quả bền vững, để phục hồi chức năng gan thận từ bên trong; cải thiện khả năng sản sinh hormone testosterone, không tái phát bệnh với nguyên lý hỗ trợ điều trị dứt điểm.

Chữa bệnh thận yếu theo phương pháp Đông Y rất an toàn, hiếm khi xảy ra tác dụng phụ trong quá trình sử dụng. Thay vì kích thích thần kinh để chữa trị bệnh, các bài thuốc đông y tập trung vào tâm bệnh và phục hồi sức khỏe nội lực, chữa tâm bệnh thận yếu. Các cơ quan chức năng qua đó được phục hồi an toàn, bền vững và không gây ảnh hưởng tới các bộ phận khác.

Sản phẩm thuốc Đông Y dần trở nên tiện dụng cho con người hiện đại; bởi ngày nay rất nhiều bài thuốc đông y đã được bào chế, cô đọng dưới dạng dung dịch hoặc viên uống. Người dùng có thể đem theo người sử dụng bất cứ lúc nào.

Đây là những gì anh em cần biết khi nghĩ về thận! Tôi hiểu rằng bài này có rất nhiều thông tin, vì vậy, đến cuối cùng, mọi người chỉ cần nhớ 4 gạch đầu dòng như sau

  • Thận có 4 chức năng: Lọc thải, tăng cường tuần hoàn máu, kiểm soát lượng nước của cơ thể và cân bằng nội tiết tố
  • Điểm qua một số biểu hiện và tình trạng sức khoẻ của bệnh thận yếu
  • Mất cân bằng nội tiết tốt – Dấu hiệu cho thấy anh em nên đi khám thận ngay lập tức
  • Thói quen sinh hoạt và ăn uống quyết định tới 80% tỉ lệ xem anh em có bị mắc bệnh thận yếu khi già đi hay không
  • Nên ăn gì và không nên ăn gì để hỗ trợ chữa thận yếu
  •  
  •  
  •  
  •  
  •  

Bài viết đã được đăng ký bản quyền (DMCA). Quý vị copy nội dung hãy để lại link về bài gốc hoặc ghi rõ nguồn vuongthanhoan.vn. Xin cảm ơn!
Copyright © 2023 - 2024 | vuongthanhoan.vn | All Rights Reserved. DMCA.com Protection Status